Thứ Bảy, 20/04/2024

Thôn Dương Lâm 1, X. Hòa Phong, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng

Liên hệ

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Thư viện tài liệu

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 6/2019

08/06/2019

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH GẮN VỚI VIỆC PHÁT HUY DÂN CHỦ, CHĂM LO VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THANH THIẾU NHI

(Tài liệu dành cho cán bộ đoàn năm 2019, ban hành kèm theo

Công văn số 2330 -CV/TWĐTN-BTG ngày  05 tháng 3  năm 2019

của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)

------------

(Tiếp theo)

2.2Tấm gương Hồ Chí Minh chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho thanh thiếu nhi

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng,Hồ Chí Minhcùng với Trung ương Đảng luôn quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho thanh thiếu nhi; dành nhiều tâm huyết cho việc tổ chức, dẫn dắt,đào tạo,bồi dưỡng thế hệ trẻtrở thành công dân tốt, tích cực tham gia cách mạng, cống hiến tài năng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tìm hiểu về những năm tháng của Người bôn ba khắp năm châu, vừa lao động vừa học tập để tìm ra được con đường cứu nước, cứu dân đã là cho thấy đó là tấm gương sáng ngời về lý tưởng thanh niên.

Do sớm nhận thức được vị trí, vai trò, sức mạnh to lớn của tuổi trẻ, nên sau khi từ Liên Xô về Quảng Châu - Trung Quốc hoạt động những năm 1924 - 1927, việc đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc tập hợp lực lượng thanh niên Việt Nam yêu nước để thành lậpHội Việt Nam cách mạng thanh niên; tổ chức huấn luyện chính trị, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho thanh niên, tạo nên những người cán bộ nhiệt huyết, chủ chốt đầu tiên của Đảng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng.

Tiếp đó,Ngườilựa chọn người thanh niên ưu tú gửi học Trường Quân sự Hoàng Phố (Quảng Châu) như Lê Hồng Phong, Lê Quảng Đạt, Vũ Hồng Anh, Nguyễn Sơn, Trương Vân Lĩnh, Lê Thiết Hùng... và chọn người gửi đi học ở Đại học Cộng sản Phương Đông (ở Mátxcơva, Liên Xô) như đồng chí Trần Phú, Phùng Chí Kiên..., còn phần đông được cử về Việt Nam gây dựng tổ chức, phát triển phong trào cách mạng. Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốccònsắp xếp cho 8 cháu tuổi từ 8 đến 15, là con em các gia đình có truyền thống cách mạng ở Việt Nam, gửi vào học tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu), gồm các cháu Trọng, Thông, Đức, Thuận, Chất, Minh, Chử, Đỉnh”, tạo lớp kế cận cho cách mạng nước nhà[1].

Sau thắng lợi Chiến dịch Biên Giới năm 1950, con đường liên lạc giữa ta với các nước Xã hội Chủ nghĩa được khai thông, quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đào tạo một lớp cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật để phục vụ công cuộc kháng chiến trước mắt và kiến thiết đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Vì điều kiện trong nước khó khăn nên Người đã đề nghị thành lập Khu học xá Trung ương đặt tại Nam Ninh (Quảng Tây - Trung Quốc); cho xây dựng thêm cơ sở tại Thành phố Quế Lâm (tỉnh Quảng Tây) để học sinh của Trường Thiếu sinh quân Việt Nam đến học tập. Do lúc đầu thành lập tại Lư Sơn, sau chuyển đến Quế Lâm nên thường gọi là Trường Thiếu nhi Lư Sơn - Quế Lâm.

Sau này, dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng đối với các cháu thiếu nhi Bác Hồ vẫn thường gửi thư cho các cháu vào dịp khai trường, Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi...với lời lẽ ân cần, trìu mến, căn dặn các cháu đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ.

Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhà nước đề ra những chính sách về thanh thiếu nhi phù hợp với tình hình cách mạng qua từng thời kỳ, đặc biệt là về mặt giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thanh niên. Ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tháng 9-1945,Bác gửi thư với lời lẽ thật chân tình, đầy xúc động, tin tưởng vào sức mạnh của tuổi trẻ đối với tiền đồ của đất nước.

Tết Trung thu năm 1952, Bác viết thư gửi thiếu nhi, căn dặn: Thi đua học và hành, Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tùy theo sức của mình. Ngày 15- 5 - 1961, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong, Bác Hồ gửi thư đến thiếu nhi cả nước. Trong thư Bác viết: thời kỳ qua, từ Bắc đến Nam, thiếu niên và nhi đồng đã hăng hái tham gia cách mạng và kháng chiến, có những thiếu niên và nhi đồng đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc, như Kim Đồng, Lê Văn Tám và nhiều cháu khác. Từ ngày hòa bình trở lại, ở miền Bắc có Đảng lãnh đạo, có Đoàn giúp đỡ, các cháu đều chăm chỉ học hành, tham gia lao động, cháu nào cũng ngoan. Bác vui lòng khen ngợi các cháu và đưa ra 5 lời dạy thiêng liêng: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt, kỷ luật tốt, giữ gìn vệ sinh, thật thà dũng cảm[2].

Trong “Thư gửi các cháu và các cán bộ các trường miền Nam” (1-6-1955), ngoài việc chúc các cháu Nhi đồng nhân dịp ngày 1/6, Bác Hồ căn dặn cán bộ làm công tác nhi đồng rằng: không có công tác gì vẻ vang bằng việc chǎm nom bồi dưỡng cho các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà.Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy, các cô, các chú phải thật thà đoàn kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm, không nên "đứng núi này trông núi nọ", muốn thay đổi công tác, kèn cựa vì địa vị.Phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình, không nên phân biệt bỉ thử các cháu vùng này hay các cháu vùng khác. Cháu nào cũng là con em đại gia đình ta, cũng là do Đảng và Chính phủ giao cho các cô, các chú phụ trách nuôi dạy.Trong công tác, trong học tập, các cô, các chú nên cố gắng thi đua, trao đổi kinh nghiệm, để cùng nhau tiến bộ không ngừng…

Xúc động nhất là ngày 1-6-1969, dù sức khỏe của Bác đã kém đi nhiều, nhưng trên Báo Nhân Dân số 5526 ngày 1-6-1969 vẫn có bài viết của Bác về thiếu niên, nhi đồng, có tựa đề: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng”, trong đó Bác nêu: “Nói chung trẻ em ta rất tốt. Ở miền Nam các cháu rất dũng cảm, hăng hái giúp đỡ bộ đội, gia đình kháng chiến, nhiều cháu mới hơn 10 tuổi đã trở thành Dũng sĩ diệt Mỹ. Ở miền Bắc, các cháu đều thi đua “làm nghìn việc tốt”, hàng trăm cháu được thưởng Huy hiệu Bác Hồ, hơn 2 triệu cháu là “Cháu ngoan Bác Hồ” và Người khẳng định: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”.

Trong Di chúc, Bác Hồ hai lần nhắc đến các cháu nhi đồng, gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”[3].

Không chỉ dành tình yêu thương, quan tâm cho các cháu thiếu nhi Việt Nam, mà tình yêu thương rộng lớn của Hồ Chí Minh còn dành cho cả thiếu nhi trên toàn thế giới. Đó là lòng nhân ái, tình yêu thương bao la của Người giành cho nhân loại.

Ghi nhận tình cảm bao la, vĩ đại của Bác, Tiến sĩ Sử học, nhà báo E.V Cô-bê-lép viết: “Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng yêu quý thiếu nhi. Người đã dành tất cả tấm lòng yêu thương của người ông cho hàng triệu trẻ em Việt Nam mà Người đã gọi trìu mến là các cháu”[4].

Phần thứ hai

CÁN BỘ ĐOÀN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH GẮN VỚI VIỆC PHÁT HUY DÂN CHỦ, CHĂM LO VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THANH THIẾU NHI

Thực hiện có hiệu quả nói đi đôi với làm, góp phần xây dựng phong cách làm việc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, các cấp bộ đoànvàmỗi cán bộ Đoàn không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với việc phát huy dân chủ, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của thanh thiếu nhi.

Đối với người cán bộ đoàn, với chức năng là người thay mặt tổ chức Đoàn để tổ chức các hoạt động đoàn tại cơ sở, phối hợp với các ban ngành đoàn thể để làm tốt công tác thanh niên, trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với việc phát huy dân chủ, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của thanh thiếu nhi, ngoài việc thực hiện có hiệu quả Kết luận 06 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 01-CT/TWĐTN ngày 17/5/2013 về việc “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn”; phong trào “3 trách nhiệm”: “trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với cộng đồng”,cần nhấn mạnh một số trọng tâm sau đây:

1. Người cán bộ đoàn phải chú trọng xây dựng phong cách làm việc dân chủ, tôn trọng nguyên tắc của tổ chức Đoàn

Trước hết, cần tuân thủ nguyên tắc sinh hoạt của tổ chức Đoàn. Người cán bộ chủ trì, chủ tọa các cuộc sinh hoạt Đoàn, luôn phải thực sự coi trọng thực hành dân chủ để phát huy sức mạnh tập thể, khơi dậy sức sáng tạo đóng góp ý kiến của mỗi đoàn viên, thanh niên. Đó cũng là để khắc phục biểu hiện thờ ơ chính trị ở một số đoàn viên, thanh niên hiện nay. Muốn vậy, cán bộ đoàn luôn luôn tôn trọng tập thể, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tạo cho mọi người hiểu rõ lời căn dặn của Bác Hồ: “trong lúc thảo luận, mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng”[5].

Tuy nhiên, không thể dân chủ quá trớn, ai muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói tùy tiện. Do vậy, rất đòi hỏi ở người cán bộ đoàn có hiểu biết, nhạy bén, đủ năng lực điều hành, phân tích đúng sai, tiếp thu cái cần, loại trừ cái chưa thích hợp để cho người có ý kiến đúng không quá kiêu căng, người có ý kiến chưa đúng không phật lòng, bất mãn. Trên cơ sở đó, kết hợp hiểu biết của mình với nguyên tắc hoạt động của tổ chức đoàn để xử lý các tình huống nhằm phát huy tối đa tác dụng của ý kiến tốt, ghi nhận ý kiến chưa tốt, uốn nắn ý kiến sai; tạo động lực, kích thích tính dân chủ, đóng góp ý kiến cho các hoạt động tiếp theo.

Tự phê bình và phê bình những hành vi phản dân chủ trong công tácđoàn, trong cácđồng chí của mình. Đó là học theo Bác về việcphê bình trên tinh thần thẳng thắn, trung thực, “ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt” [6]để đạt mục đích “làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi”[7], “mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”[8].

Người cán bộ đoàn học tập và làm theo phong cách dân chủ Hồ Chí Minh phải dựa trên tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người; kiên quyết tránhcái gọi là tự do, dân chủ của người này mà xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ thực sự của người khác; “không được nói gàn, nói vòng quanh…,chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc”[9]. Cần tránh tình trạngphê bình khuyết điểm mà không khuyến khích những người trong tổ chức nói hết ý kiến của họ, dẫn tới tình trạng dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình, làm cho cán bộ đoàn với đoàn viên cách biệt nhau, rời xa nhau. Về hiện tượng này, Bác Hồ chỉ rõ: “Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra. Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị “trù”là khác. Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”, sinh ra thói “thậm thà thậm thụt”và những thói xấu khác” [10]. Đó là những lời “gan ruột” của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà người cán bộ Đoàn hoàn toàn có thể vận dụng vào thực tế xây dựng tác phong, lề lối công tác, làm việc của mình.

Thực hành dân dân chủ cầndựa trên nền tảng công khai, minh bạchtrong mọi hoạt động của tập thể, của cá nhân liên quan đến tập thể, đặc biệt là về hoạt động đề bạt, bổ nhiệm, thi đua - khen thưởng, thu - chi tài chính.

2. Người cán bộ đoàn cần quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh thiếu nhi để đề xuất phương án giải quyết kịp thời, thỏa đáng

Tổ chức Đoàn, Hội, Đội, nhất là người cán bộ đoàn có vai trò cực kỳ quan trọng định hướng giá trị, dẫn dắt thanh thiếu nhi biết xây dựng lý tưởng cách mạng rõ ràng, đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh; biết phê phán quan điểm sống lệch lạc, tránh hiện tượng tiêu cực. Bởi vậy, việc định hướng những giá trị đúng, phù hợp trong giai đoạn mới cho thanh niên là một yêu cầu hết sức cấp bách, đòi hỏi tổ chức Đoàn, Hội, Đội cần tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, mạnh dạn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, trong đó người cán bộ đoàn đóng vai trò đầu tàu.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Chính vì vậy, tổ chức Đoàn, đặc biệt là người cán bộ Đoàn còn giữ vai trò đại diện cho tâm tư, nguyện vọng chính đáng, góp phần chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của thanh thiếu nhi.

Để làm được những điều đó, người cán bộ Đoàn cần phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động; gần gũi, quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh thiếu nhi để kịp thời uốn nắn lệch lạc, phát huy điểm mạnh của họ. Tiếp tục kiên trì phong cách cán bộ Đoàn “Sáng tạo, trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu, sâu sát cơ sở” theo tinh thần chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành. Cán bộ Ðoàn cần thấu hiểu vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của đất nước, của thanh niên thông qua những phong trào, hành động cụ thể, chứ không thể chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu. Sẽ là chậm, là tụt hậu nếu không quyết liệt đổi mới các chương trình công tác và phong trào hành động; sẽ ngày càng xa rời thanh thiếu nhi nếu không thể trở thành người bạn đồng hành bản lĩnh và thấu hiểu thanh thiếu nhi; sẽ tự đánh mất giá trị của mình nếu không thể khơi dậy, phát huy sức trẻ và trí tuệ của thanh thiếu nhi, xây dựng trong lớp trẻ lối sống đẹp, nhân văn, sự trân trọng, tri ân lịch sử và truyền thống hào hùng của dân tộc. Qua đó, củng cố niềm tin bất diệt của thanh niên với lý tưởng cách mạng, với con đường mà Ðảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Trách nhiệm, sứ mệnh của tổ chức đoàn, của cán bộ đoàn phải có tinh thần bứt phá trong các hoạt động xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc; là sự tận tâm chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh thiếu nhi, nhất là thanh niên nghèo, thanh niên yếu thế, thanh thiếu nhi là người mồ côi, tàn tật. Sự trưởng thành của Ðoàn Thanh niên còn thể hiện qua thái độ cầu thị, thẳng thắn nhìn nhận yếu kém để từ đó củng cố, xây dựng tổ chức vững mạnh.

Cán bộ đoàn cần thấu hiểu thanh thiếu nhi để chủ động có phương án giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình và tham mưu, đề xuất với đoàn cấp trên, với các cơ quan liên quan giải quyết kịp thời, thỏa đáng nguyện vọng, lợi ích chính đáng của thanh thiếu nhi như quỹ hỗ trợ nhà ở, lập nghiệp, học nghề,...

Từ thực tế tình hình địa phương, đơn vị, cán bộ đoàn đề ra phương pháp vận động, tập hợp thanh niên, trong đó chú trọng tuyên truyền về quyền lợi khi tham gia tổ chức Đoàn; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi nắm tình hình, tư tưởng đoàn viên, thanh niên để kịp thời phản ánh lên cấp ủy, chính quyền địa phương xem xét, giải quyết kịp thời; chủ động phối hợp mở các lớp dạy nghề cho thanh niên, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao vào các dịp lễ, hội nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho thanh niên.

Thực tế xã hội hiện nay đang cần đến vai trò của người cán bộ đoàn đó là có nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm. Bởi vì có những bậc phụ huynh không thiếu tiền bạc, vật chất chu cấp cho con cái học tập, sinh hoạt nhưng lại chưa thật sự thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của con mình, nênngười cán bộ đoàn, hội cần tích cực “lắng nghe trẻ em nói”. Những tiếng nói đó cần được lắng nghe và chuyển tải thành chính sách, nhằm bảo vệ, chăm sóc các em ngày một tốt hơn. Cán bộ đoàn phải hiểu, lắng nghe thanh thiếu nhi nói, phải biết được nhu cầu chính đáng của tuổi trẻ thì mới có thể tổ chức, giáo dục, chăm sóc tốt, đảm bảo đúng mục tiêu mà các cấp bộ đoàn và xã hội hướng tới.

3. Người cán bộ đoàn cần chủ động tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thanh thiếu nhi

 Căn cứ vào mục đích, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh thiếu nhi, người cán bộ đoàn chủ động tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền có chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho thanh thiếu nhi được giáo dục, bồi dưỡng, học tập và rèn luyện chuyên môn, đạo đức, nghề nghiệp...Với vai trò là người cán bộ của tổ chức Đoàn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là triển khai đầy đủ các nghị quyết, kế hoạch của Đoàn các cấp đến với thanh thiếu nhi; thực hiện nội dung chuyên đề 2019 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm; đồng thời, làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở cương vị, cơ quan, địa phương mình phụ trách; tìm tòi các phương thức hoạt động mới thiết thực nhằm thu hút thanh niên trên địa bàn tham gia vào tổ chức Đoàn, Đội.

Đặc biệt là tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030”. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong thanh thiếu nhi. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Triển khai các giải pháp thiết thực, phù hợp giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc cho thanh thiếu nhi. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi. Thường xuyên đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trong tất cả các đối tượng đoàn viên, thanh thiếu nhi. Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Cán bộ đoàn tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể cũng như sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Các ban ngành, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong hệ thống chính trị và toàn xã hội phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của thế hệ trẻ; vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội. Các tổ chức chính trị, xã hội của thế hệ trẻ, nhất là tổ chức Đoàn TNCS phải là người chủ động trong công tác phối hợp với các đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ và làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng để cấp ủy có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời đối với những vấn đề của thế hệ trẻ.

Thường xuyên tổ chức, phát động các phong trào thi đua với nội dung thiết thực; chính quyền các cấp cần tạo điều kiện để thế hệ trẻ tổ chức, phát động các phong trào thi đua nhằm tạo cơ hội cho họ có điều kiện cống hiến và trưởng thành. Chỉ có thông qua thực tiễn, thế hệ trẻ mới có điều kiện trau dồi đạo đức, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. Từ đó, xây dựng lớp thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước.

Hiện nay, tổ chức Đoàn các cấp cần làm tốt công tác truyền thông đưa nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ XI đi vào đời sống, tạo ra sự lan tỏa, đồng cảm, quan tâm chung trong cộng đồng, thu hút thêm nguồn lực xã hội cùng đầu tư, chăm lo, hỗ trợ thanh thiếu nhi vì sự phát triển của thế hệ trẻ Việt Nam. Trong đó, người cán bộ Đoàn phải là đầu tàu gương mẫu trong việc tổ chức, thúc đẩy các phong trào thanh thiếu nhi hướng tới mục tiêu: Xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước; có đạo đức, lối sống văn hóa, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật,yêu chuộng hòa bình; có tri thức, sức khỏe, hoài bão và khát vọng vươn lên. Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự vững mạnh, tập hợp đoàn kết đông đảo thanh niên, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nâng cao trách nhiệm phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là việc tổ chức các chương trình giáo dục thanh thiếu nhi; các phong trào hành động cách mạng phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các chương trình đồng hành với thanh niên; công tác phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; công tác quốc tế thanh niên; xây dựng Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên; tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện các đề án trọng điểm thực đoạn 2017 - 2022...

Trên cơ sở chủ trương, kế hoạch chung, tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể của cơ quan, địa phương, đơn vị mình, người cán bộ Đoàn chủ động, sáng tạo cụ thể hóa thành các chương trình hành động với những việc làm thiết thực; tạo ra hoạt động có sức cuốn hút mạnh mẽ, sân chơi lành mạnh, rèn luyện, phát triển nhân cách, định hướng nghề nghiệp, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa; thông qua đó, thấu hiểu năng lực, sở trường, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, phối hợp với đoàn cấp trên và các cơ quan liên quan để giải quyết kịp thời lợi ích chính đáng cho thanh thiếu nhi.

Đặc biệt, trong thời gian tới, việc tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005 là cơ hội, trách nhiệm để tổ chức đoàn, cán bộ Đoàn quan tâm, cụ thể hóa những quyền lợi chính đáng của thanh thiếu nhi vào văn bản luật, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ những lợi ích cơ bản của thanh niên.

Để làm tốt các điều đó, mỗi cán bộ đoàn cần có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, không ngừng tu dưỡng bản thân về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác; thực sự là người bạn gần gũi của thanh niên, không kiêu căng, tự mãn, xa rời thanh niên, xa rời thực tiễn; không để bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Cán bộ đoàn phải là người tiên phong, có tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm, năng động và sáng tạo. Đồng thời, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị là trách nhiệm và quyền lợi chính trị của đoàn viên, thanh niên và tổ chức đoàn, là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của các cán bộ đoàn.Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đoàn tại địa bàn dân cư và các khu vực đặc thù.

THEO DÒNG LỊCH SỬ - NGÀY NÀY NĂM ẤY

- Ngày 01/6/1950: Kỷ niệm Ngày Quốc tế thiếu nhi.

- Ngày 05/6/1972: Kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới.

- Ngày 05/6/1911: Kỷ niệm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

- Ngày 11/6/1948: Kỷ niệm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

- Ngày 21/6/1925: Kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

- Ngày 28/6/2001: Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6

I. Lịch sử ra đời

Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người.

Hai năm sau, ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.

Để tưởng nhớ đến hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc Xã sát hại nhẫn tâm, năm 1949 Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng. Kể từ năm 1950, ngày 1/6 hàng năm trở thành ngày của thiếu nhi.

II. Ngày Quốc tế thiếu nhi ở Việt Nam

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em - Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. 

Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1/6 và Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. 

Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1/6/1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go ác liệt nhất, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn nghĩ tới thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chơi đùa cùng các bé thiếu nhi trong Phủ chủ tịch.      

 (Ảnh tư liệu)

Bác viết: “Bác thương các cháu lắm, Bác hứa với các cháu rằng đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp, kháng chiến thành công, Bác cùng Chính phủ và các đoàn thể sẽ cố gắng làm cho các cháu dần d

Nhạc thanh niên
Thư viện hình ảnh