Hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ
Năm 1848, thực dân Pháp đặt dấu chân xâm lược lên đất nước ta. Tuy triều Nguyễn đã bạc nhược trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, từng bước đầu hàng thực dân Pháp và đất nước ta chính thức bị đô hộ sau khi triều Nguyễn ký Hiệp ước Pa – tơ - nốt (1884) nhưng các phong trào đấu tranh của nhân dân ta vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong cả nước, thu hút nhiều giai tầng tham gia như: Phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Đông Du, …Mặc dù vậy, do khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, các phong trào yêu nước của nhân dân ta đều thất bại, cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng. Điều này đặt ra yêu cầu cho phong trào cách mạng nước ta là tìm ra một con đường đúng đắn, một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo quần chúng.
Trong bối cảnh trên, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng (05/6/1911), tiến hành cuộc khảo sát đầy gian khổ, trải qua 3 đại dương, 4 lục địa và gần 30 quốc gia; hòa mình vào cuộc sống và phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, của giai cấp công nhân; vừa đi, vừa quan sát, vừa học tập, vừa nghiên cứu lý luận và thực tiễn phong phú đó; đặc biệt, Nguyễn Tất Thành tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản, nhất là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Bằng những trải nghiệm thực tiễn và nhãn quan chính trị thiên tài, bằng phân tích đánh giá khoa học, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phát hiện ra giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, cách mạng vô sản. Năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin đăng trên Báo L’Humanité (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra “cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Khi nói về sự kiện này, Người nhớ lại: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[1]. Kể từ đây, Người tích cực truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930 là sự kiện cụ thể hóa, là minh chứng rõ ràng nhất về con đường cứu nước mà Người đã lựa chọn. Sự kiện này đã giải quyết được vấn đề khủng hoảng của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, ra đời. Nước ta được độc lập, nhân dân được tự do, làm chủ đất nước, “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Sau khi giành độc lập, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lại bước vào 9 năm kháng chiến trường kỳ, làm lên một Điện Biên Phủ “lững lẫy năm châu, trấn động địa cầu” năm 1954. Tiếp đó, nhân dân ta lại phải đương đầu với đế quốc Mỹ - kẻ thù hung bạo nhất trong thế kỷ XX. Sau 21 năm kháng chiến, nhân dân ta lần lượt đánh bại các hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ (Chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh), buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa - ri năm 1973, rút hết quân về nước. Năm 1975, bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước, thu non sông về một mối. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới (từ năm 1986 đến nay), đất nước ta đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao…
Noi gương Bác, Thực hiện lời căn dặn của Bác trong Di chúc: “… ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"…”; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện chủ đề năm 2019: “Tuổi trẻ Bắc Ninh tiên phong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo, phá triển”; đoàn viên,thanh niên cần không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng thông qua việc học tập 6 bài học lý luận chính trị, các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn; chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phát huy tối đa truyền thống văn hiến và cách mạng của quê hương Bắc Ninh, xứng đáng là người thanh niên thế hệ mới trong thời kỳ CNH, HĐH: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”
Không ngừng đổi mới, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm thông qua việc tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng như: Phong trào Thanh niên tình nguyện, phong trào Tuổi trẻ sáng tạo, Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc.
Tích cực giúp đỡ, vận động đoàn viên, thanh niên tham gia thực hiện tốt các chương trình đồng hành với thanh niên như: Đồng hành với thanh niên trong học tập; đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần; Phụ trách Ðội TNTP Hồ Chí Minh, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
Tích cực tham gia các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác quốc tế thanh niên; công tác xây dựng Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động; các tệ nạn xã hội...góp phần bảo vệ Tổ quốc, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội.