Khởi nghiệp sáng tạo- xu hướng khởi nghiệp tương lai
Khởi nghiệp sáng tạo- xu hướng khởi nghiệp tương lai
Có thể nhận thấy rất rõ một điều tại Việt Nam hiện nay là: Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đổi mới đang phát triển rất mạnh mẽ. Có tới hơn 3000 doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Cùng với sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
Chính xu hướng khởi nghiệp tương lai này đã mở ra sự tăng trưởng lớn trên thị trường. Điều này càng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp startup tại Việt Nam. Cụ thể hơn thì hôm nay PA Marketing sẽ cùng bạn đọc đi vào phân tích về xu hướng khởi nghiệp mới này.
Nội dung bài viết [Ẩn]
- 1.Khởi nghiệp sáng tạo là gì?
- 2.Những hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhận được.
- 3.Những chướng ngại vật của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam.
1.Khởi nghiệp sáng tạo là gì?
Đầu tiên bạn cần hiểu về khái niệm khởi nghiệp sáng tạo:
Xu hướng khởi nghiệp sáng tạo
- Có thể hiểu, khởi nghiệp sáng tạo là khởi nghiệp dựa trên sự đam mê tột độ, trải nghiệm tột cùng và công nghệ tột cao. Để từ đó tạo ra các mô hình, sản phẩm sáng tạo. Tạo ra các đột phá trong tăng trưởng, vượt trội trong cạnh tranh… Nhằm giải quyết một hoặc nhiều nhu cầu nào đó đến từ thị trường.
- Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hay còn gọi là Startup không chỉ đánh giá vào lĩnh vực kinh doanh hay số vốn họ cần để cạnh tranh. Mà nó nằm ở khả năng “tăng trưởng nhanh” về khách hàng hoặc doanh thu của Doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một cộng đồng đặc biệt, nó mang tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới…. Thông qua những công nghệ mới cùng các ý tưởng kinh doanh mới chưa từng có. Bên cạnh đó là cách tiếp cận thị trường mới cùng công nghệ thông tin không biên giới.
2.Những hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhận được.
Có thể nói, những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang là đối tượng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ Nhà nước. Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của “Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ được:
Những hỗ trợ cho Startup
Hỗ trợ 100%:
- Giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục: Xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Hợp đồng tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ; Hợp đồng tư vấn về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý; Hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; Hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tự tổ chức đo lường.
- 100% chi phí gian hàng tại Hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; Được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách Nhà nước; Chi phú sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Giảm 50%:
- Chi phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; Phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường. Nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần trên năm.
- Hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ. Nhưng không quá 100 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm.
- 50% chi phí đào tạo chuyên sâu về các nội dung: Xây dựng, phát triển sản phẩm; Thương mại hóa sản phẩm; Gọi vốn đầu tư; Phát triển thị trường; Kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học. Nhưng không quá 20 triệu đồng trên một khoá đào tạo và không quá 01 khoá đào tạo/năm; Hỗ trợ 50% nhưng không vượt quá 5 triệu đồng/tháng phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tham gia: Các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Sự hỗ trợ hết mình cho những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
Được miễn phí:
- Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn được miễn phí: Tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sáng chế, thông tin công nghệ, kết quả nghiên cứu.
- Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khi miễn phí: Cung cấp thông tin, truyền thông về kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
- Được cung cấp thông tin miễn phí về: Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế… Thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
3.Những chướng ngại vật của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam.
Những rào cản từ môi trường kinh doanh và bản thân doanh nghiệp chính là trở ngại lớn:
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đối mặt với không ít khó khăn
Thủ tục hành chính rườm rà:
- Vì đặc điểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là: Hình thành nhanh chóng, thay đổi vốn góp liên tục, thoái vốn nhanh và cũng có thể là “chết” nhanh. Trong khi các thủ tục hành chính của Việt Nam lại quá rườm ra.
- Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Nó khiến doanh nghiệp mất quá nhiều thời gian, công sức và nhân lực cho việc này.
Cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo còn non trẻ:
- Ngoài các thủ tục hành chính thì hành lang pháp lý, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam còn rất non trẻ. Vì vậy mà không thể tránh khỏi những điểm yếu từ chính các nhân lực của các Startup.
- Chính vì thế nên dù đã manh nha một ý tưởng sáng tạo. Thì việc tìm kiếm nhóm làm việc tâm đầu ý hợp để phát triển và thương mại hóa ý tưởng thành sản phẩm là điều không hề dễ dàng.
Chưa có đủ kỹ năng, thực lực:
- Cùng với đó thì đa số các doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo hiện nay đều chưa được hoàn thiện đầy đủ về: Kỹ năng, am hiểu về làm truyền thông, Marketing, thị trường…
- Hoặc nếu có thì các doanh nghiệp cũng mới chỉ có nền tảng thuần túy về công nghệ. Nên thật khó để có thể cho ra một sản phẩm và khởi nghiệp thành công.
Đội ngũ nhân sự toàn diện là yếu tố cần có
Hạn chế về năng lực của bộ phận cố vấn:
- Một vấn đề nữa là: Dù nhận thức xã hội đã thay đổi theo hướng hỗ trợ tích cực cho phong trào khởi nghiệp nhưng vẫn là chưa đủ.
- Tuy sự hỗ trợ cho xu hướng này rất đông đảo. Nhưng về tính chuyên nghiệp và năng lực của từng người cố vấn chỉ dừng ở việc: “Biết gì làm nấy”. Mà vẫn chưa có đủ tri thức và quy trình để hỗ trợ tốt, hiệu quả.
Cùng với đó thì mạng lưới nhà đầu tư còn khá yếu. Nguồn vốn nhận được tư các nhà đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn khá mờ nhạt.
Bài toán khó giữa doanh nghiệp, thị trường và người tiêu dùng:
- Thực tế có nhiều Startup đã tạo được sản phẩm mới khá tròn trịa. Nhưng lại có một khiếm quyết lớn khi thiếu đi nhóm kinh doanh. Thiếu các nhân sự có đủ năng lực để tiếp cận thị trường, kết nối với khách hàng tiềm năng.
- Thậm chí hiện này còn không ít doanh nghiệp đang thiếu không chỉ một mà nhiều hệ thống công nghệ hỗ trợ quản lý cơ bản về: Nhân sự, kế toàn, kho hàng….
Không phủ nhận những lợi thế và cơ hội lớn cho xu hướng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Nhưng thực tế cũng lại chỉ ra không ít khó khăn, trở ngại với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.