Thể thao - giải trí
Thi đua yêu nước: Chú trọng các điển hình lao động sản xuất
27/11/2018
Ngày 7/12, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX chính thức diễn ra tại Hà Nội. Từ chiều 6/12, nhiều người đã có cơ hội gặp gỡ nhiều gương điển hình tiên tiến khắp cả nước. Buổi gặp gỡ nằm trong chương trình giao lưu, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
“Bí quyết là yêu dân tộc chúng ta”
Với nhiều người, anh Phan Tấn Bện (ấp 5, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) - tác giả của nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu ra nước ngoài - là một “kỹ sư” thực thụ.
Hơn 15 sáng chế đã được người “kỹ sư nông dân” này sáng tạo, hơn 2.000 sản phẩm máy móc nông nghiệp mang nhãn hiệu Phan Tấn đã xuất xưởng, phục vụ nông dân ở ĐBSCL và nhiều thị trường khác.
Sản phẩm nổi tiếng nhất của nhà sáng chế nông dân Phan Tấn Bện là chiếc máy cuốn rơm có thể chạy trên mọi địa hình, kể cả sình lầy, phù hợp với địa hình ĐBSCL.
Chiếc máy này giúp nông dân xử lý, tận dụng rơm - vốn trước đây chỉ được đốt bỏ - trở thành một loại hàng hóa có thể sử dụng, thậm chí xuất khẩu, biến rơm thành tiền.
“Khi bắt tay vào bất cứ công việc nào cần phải có sự đam mê, có kinh nghiệm nhưng phải không ngừng sáng tạo thì mới thành công”, anh Bện đúc kết.
Giấc mơ của anh Bện là tiếp tục sáng chế những sản phẩm cơ khí thiết thực phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân nâng cao năng suất lao động trên cánh đồng quê hương.
Phần giao lưu của ông Lê Đức Thịnh, người Việt Nam đầu tiên được Giáo hoàng phong tước hiệu cao quý Hiệp sĩ đại thánh giá, đã liên tục nhận được những tiếng vỗ tay kéo dài của đại hội.
Trong những năm qua, ông Lê Đức Thịnh đã có nhiều việc làm bác ái, đồng thời thể hiện thái độ phê phán các hành vi lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết.
Khi được người dẫn chương trình hỏi đâu là “bí quyết” của những thành công đó, ông Thịnh tâm sự nhỏ nhẹ: “Bí quyết đơn giản là yêu dân tộc chúng ta. Đất nước chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc, bị xâm lược, bị chia cắt, khi bị chia cắt về lãnh thổ thì cũng bị chia cắt về lòng người.
Chính vì vậy, suy nghĩ của tôi đã thôi thúc cuộc đời tôi là góp phần của mình sao cho không còn cảnh chia lìa tình anh em, chia lìa nghĩa đồng bào”.
Tận hiến tuổi xuân
Cuộc giao lưu cũng đã tôn vinh bác sĩ Bùi Đình Lĩnh, người đã có 30 năm công tác trên đảo Phú Quý, tận hiến tuổi xuân của mình để đeo đuổi sự nghiệp chữa bệnh cứu người nơi đảo xa.
Người con gái của bác sĩ Lĩnh có mặt trong cuộc giao lưu đã rơi nước mắt khi kể lại những năm tháng đằng đẵng mà người cha của mình xa gia đình.
Trong một khoảnh khắc, không khí trong hội trường lắng lại và nhiều đại biểu cũng không giấu được niềm xúc động rưng rưng trên khuôn mặt của mình.
Khi nông dân Lê Văn Xê (Bình Dương) lên giao lưu, giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã giới thiệu đây là một nhà nông luôn say mê tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra giống cây mới có chất lượng tốt, giá trị cao, là người đã thuần hóa giống chanh không hạt nhiều nước của Mỹ, sau đó phổ biến, giúp đỡ bà con nông dân gieo trồng, tiêu thụ. Nhờ vậy, đời sống của nông dân ở nhiều tỉnh phía Nam đã ấm no, giàu có từng ngày.
Ông Lê Văn Xê chia sẻ rằng nhìn thấy hàng hóa nước ngoài chất lượng cao, giá thành cạnh tranh vào thị trường Việt Nam, ông lo lắng nhiều chuyện, đặc biệt là hiện tượng chảy máu ngoại tệ, chính vì vậy ông đã trăn trở ngày đêm suy nghĩ làm sao để “người Việt Nam ta phải tổ chức lại sản xuất, tránh làm theo cung cách tự phát vì tự phát là tự sát”.
Với nhiều người, anh Phan Tấn Bện (ấp 5, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) - tác giả của nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu ra nước ngoài - là một “kỹ sư” thực thụ.
Hơn 15 sáng chế đã được người “kỹ sư nông dân” này sáng tạo, hơn 2.000 sản phẩm máy móc nông nghiệp mang nhãn hiệu Phan Tấn đã xuất xưởng, phục vụ nông dân ở ĐBSCL và nhiều thị trường khác.
Sản phẩm nổi tiếng nhất của nhà sáng chế nông dân Phan Tấn Bện là chiếc máy cuốn rơm có thể chạy trên mọi địa hình, kể cả sình lầy, phù hợp với địa hình ĐBSCL.
Chiếc máy này giúp nông dân xử lý, tận dụng rơm - vốn trước đây chỉ được đốt bỏ - trở thành một loại hàng hóa có thể sử dụng, thậm chí xuất khẩu, biến rơm thành tiền.
“Khi bắt tay vào bất cứ công việc nào cần phải có sự đam mê, có kinh nghiệm nhưng phải không ngừng sáng tạo thì mới thành công”, anh Bện đúc kết.
Giấc mơ của anh Bện là tiếp tục sáng chế những sản phẩm cơ khí thiết thực phục vụ sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân nâng cao năng suất lao động trên cánh đồng quê hương.
Phần giao lưu của ông Lê Đức Thịnh, người Việt Nam đầu tiên được Giáo hoàng phong tước hiệu cao quý Hiệp sĩ đại thánh giá, đã liên tục nhận được những tiếng vỗ tay kéo dài của đại hội.
Trong những năm qua, ông Lê Đức Thịnh đã có nhiều việc làm bác ái, đồng thời thể hiện thái độ phê phán các hành vi lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết.
Khi được người dẫn chương trình hỏi đâu là “bí quyết” của những thành công đó, ông Thịnh tâm sự nhỏ nhẹ: “Bí quyết đơn giản là yêu dân tộc chúng ta. Đất nước chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc, bị xâm lược, bị chia cắt, khi bị chia cắt về lãnh thổ thì cũng bị chia cắt về lòng người.
Chính vì vậy, suy nghĩ của tôi đã thôi thúc cuộc đời tôi là góp phần của mình sao cho không còn cảnh chia lìa tình anh em, chia lìa nghĩa đồng bào”.
Tận hiến tuổi xuân
Cuộc giao lưu cũng đã tôn vinh bác sĩ Bùi Đình Lĩnh, người đã có 30 năm công tác trên đảo Phú Quý, tận hiến tuổi xuân của mình để đeo đuổi sự nghiệp chữa bệnh cứu người nơi đảo xa.
Người con gái của bác sĩ Lĩnh có mặt trong cuộc giao lưu đã rơi nước mắt khi kể lại những năm tháng đằng đẵng mà người cha của mình xa gia đình.
Trong một khoảnh khắc, không khí trong hội trường lắng lại và nhiều đại biểu cũng không giấu được niềm xúc động rưng rưng trên khuôn mặt của mình.
Khi nông dân Lê Văn Xê (Bình Dương) lên giao lưu, giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã giới thiệu đây là một nhà nông luôn say mê tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra giống cây mới có chất lượng tốt, giá trị cao, là người đã thuần hóa giống chanh không hạt nhiều nước của Mỹ, sau đó phổ biến, giúp đỡ bà con nông dân gieo trồng, tiêu thụ. Nhờ vậy, đời sống của nông dân ở nhiều tỉnh phía Nam đã ấm no, giàu có từng ngày.
Ông Lê Văn Xê chia sẻ rằng nhìn thấy hàng hóa nước ngoài chất lượng cao, giá thành cạnh tranh vào thị trường Việt Nam, ông lo lắng nhiều chuyện, đặc biệt là hiện tượng chảy máu ngoại tệ, chính vì vậy ông đã trăn trở ngày đêm suy nghĩ làm sao để “người Việt Nam ta phải tổ chức lại sản xuất, tránh làm theo cung cách tự phát vì tự phát là tự sát”.
Bài viết cùng danh mục
05/03/2019
Cô bé người Mỹ được mệnh danh là Picasso nhí bởi những bức vẽ tưởng chừng nguệch ngoạc
27/11/2018
Thủ tướng mong muốn chú trọng công tác khen thưởng để không bỏ lại phía sau những sáng chế, cải tiến kỹ thuật của người nông dân mà người ta thường gọi là “anh Hai lúa". Chiều 26/11, tại Hà Nội, Thủ...
27/11/2018
Hơn 90% thị phần bia đang nằm trong tay 4 gã khổng lồ Sabeco, Habeco, Heineken và Carlberg. Người Thái đã nắm quyền chi phối ở Sabeco và với Habeco, Carlberg cũng muốn như vậy.
Đứng đầu Đông Nam Á,...
27/11/2018
Bộ Công Thương vừa công bố 10 sự kiện nổi bật ngành công thương năm 2017. Khai tử A92 thay bằng xăng E5, bán cổ phần Sabeco… là những vấn đề đáng chú ý.
Nhạc thanh niên
Thư viện hình ảnh
Nghề nghiệp - việc làm