Tin văn hóa - chính trị
Cùng tham gia Hệ tri thức Việt số hóa
28/06/2018
Việc xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa sẽ cung cấp các tri thức nhân loại và Việt Nam cho người dân khi có nhu cầu.
Sáng 1.1, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu chính thức bấm nút khởi động: Hệ tri thức Việt số hóa www.itrithuc.vn. Đây là hệ sinh thái toàn diện tổng hợp tri thức trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề được xây dựng với: Chia sẻ tri thức, cổ vũ sáng tạo, kết nối cộng đồng, vì tương lai VN.
Phát biểu tại lễ khởi động Hệ tri thức Việt số hóa, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và cho rằng, nếu yếu thì dễ tụt hậu, bị lệ thuộc. Đất nước chỉ có thể phát triển mạnh nếu khơi dậy được sáng tạo, nâng cao dân trí, tăng cường được tiềm lực khoa học công nghệ. Mỗi một người dân, bất kể là trình độ hiểu biết ở mức nào thì cũng đều cần và hoàn toàn có thể cùng nhau, giúp nhau tìm hiểu tri thức, tạo ra tri thức và cống hiến tri thức bằng nhiều cách, trong đó có cách tham gia phát triển Hệ tri thức Việt số hóa. Theo Phó thủ tướng, phát triển Hệ tri thức Việt số hóa là cách làm hiệu quả trong thời đại công nghệ 4.0.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư BCH T.Ư Đoàn, cho biết: “Hệ tri thức Việt số hóa được xây dựng thành công sẽ là phương thức, diễn đàn để cung cấp tri thức, tìm hiểu tri thức, học hỏi tri thức và làm giàu tri thức cho người Việt”. Hiện, T.Ư Đoàn cũng đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, vận động thanh thiếu nhi tham gia “Hệ tri thức Việt số hóa” với các nội dung cụ thể.
Trả lời Thanh Niên, ông Đào Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ KH-CN) - thành viên nhóm triển khai đề án, cho hay phiên bản ban đầu của Hệ tri thức Việt số hóa đã được giới thiệu đến cộng đồng. “Sau lễ khởi động chính thức ngày hôm nay, phiên bản beta của Hệ tri thức Việt số hóa sẽ được giới thiệu để cộng đồng bắt đầu tham gia xây dựng đóng góp nội dung cũng như góp ý để các chuyên gia tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới”, ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, cấu trúc của Hệ tri thức Việt số hóa bao gồm 4 hợp phần chính, tạo nên một hệ sinh thái đa dạng lần đầu tiên được phát triển tại VN.
Thứ nhất là hợp phần dữ liệu mở, nơi tập hợp các thông tin và dữ liệu công bố công khai của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Đây là các dữ liệu dạng “thô” có thể cung cấp cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin sử dụng để tạo ra các ứng dụng cung cấp giá trị gia tăng cho người dùng, phục vụ xã hội.
Hợp phần thứ hai - Hệ tri thức là nơi tập hợp các tri thức của thế giới Việt hóa và tri thức của VN được hệ thống hóa và được cấu trúc thuận lợi cho người dân học tập, nghiên cứu ở các trình độ khác nhau. Theo ông Thắng, với hợp phần này, đề án sẽ huy động và khuyến khích các trí thức trẻ, thanh niên, sinh viên tham gia vào việc Việt hóa tri thức của thế giới cũng như bổ sung cho tri thức người Việt. Theo dự kiến, đề án cũng sẽ huy động các chuyên gia trong cộng đồng trong việc kiểm chuẩn thông tin để đảm bảo thông tin trên Hệ tri thức Việt số hóa có độ chính xác cao.
Sáng 1.1, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu chính thức bấm nút khởi động: Hệ tri thức Việt số hóa www.itrithuc.vn. Đây là hệ sinh thái toàn diện tổng hợp tri thức trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề được xây dựng với: Chia sẻ tri thức, cổ vũ sáng tạo, kết nối cộng đồng, vì tương lai VN.
Phát biểu tại lễ khởi động Hệ tri thức Việt số hóa, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và cho rằng, nếu yếu thì dễ tụt hậu, bị lệ thuộc. Đất nước chỉ có thể phát triển mạnh nếu khơi dậy được sáng tạo, nâng cao dân trí, tăng cường được tiềm lực khoa học công nghệ. Mỗi một người dân, bất kể là trình độ hiểu biết ở mức nào thì cũng đều cần và hoàn toàn có thể cùng nhau, giúp nhau tìm hiểu tri thức, tạo ra tri thức và cống hiến tri thức bằng nhiều cách, trong đó có cách tham gia phát triển Hệ tri thức Việt số hóa. Theo Phó thủ tướng, phát triển Hệ tri thức Việt số hóa là cách làm hiệu quả trong thời đại công nghệ 4.0.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư BCH T.Ư Đoàn, cho biết: “Hệ tri thức Việt số hóa được xây dựng thành công sẽ là phương thức, diễn đàn để cung cấp tri thức, tìm hiểu tri thức, học hỏi tri thức và làm giàu tri thức cho người Việt”. Hiện, T.Ư Đoàn cũng đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, vận động thanh thiếu nhi tham gia “Hệ tri thức Việt số hóa” với các nội dung cụ thể.
Trả lời Thanh Niên, ông Đào Mạnh Thắng, Phó cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ KH-CN) - thành viên nhóm triển khai đề án, cho hay phiên bản ban đầu của Hệ tri thức Việt số hóa đã được giới thiệu đến cộng đồng. “Sau lễ khởi động chính thức ngày hôm nay, phiên bản beta của Hệ tri thức Việt số hóa sẽ được giới thiệu để cộng đồng bắt đầu tham gia xây dựng đóng góp nội dung cũng như góp ý để các chuyên gia tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới”, ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, cấu trúc của Hệ tri thức Việt số hóa bao gồm 4 hợp phần chính, tạo nên một hệ sinh thái đa dạng lần đầu tiên được phát triển tại VN.
Thứ nhất là hợp phần dữ liệu mở, nơi tập hợp các thông tin và dữ liệu công bố công khai của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Đây là các dữ liệu dạng “thô” có thể cung cấp cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin sử dụng để tạo ra các ứng dụng cung cấp giá trị gia tăng cho người dùng, phục vụ xã hội.
Hợp phần thứ hai - Hệ tri thức là nơi tập hợp các tri thức của thế giới Việt hóa và tri thức của VN được hệ thống hóa và được cấu trúc thuận lợi cho người dân học tập, nghiên cứu ở các trình độ khác nhau. Theo ông Thắng, với hợp phần này, đề án sẽ huy động và khuyến khích các trí thức trẻ, thanh niên, sinh viên tham gia vào việc Việt hóa tri thức của thế giới cũng như bổ sung cho tri thức người Việt. Theo dự kiến, đề án cũng sẽ huy động các chuyên gia trong cộng đồng trong việc kiểm chuẩn thông tin để đảm bảo thông tin trên Hệ tri thức Việt số hóa có độ chính xác cao.
Hợp phần Ngân hàng hỏi đáp là nơi mọi người có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời về mọi lĩnh vực. Ngân hàng hỏi đáp sẽ được liên kết với các mạng xã hội, các diễn đàn lớn trên internet đang hoạt động tại VN để khi người dùng đăng một câu hỏi lên hệ thống sẽ nhận được nhiều phương án trả lời từ các nguồn thông tin khác nhau. "Ngân hàng hỏi đáp sẽ có cơ chế kiểm chuẩn, đảm bảo thông tin trả lại cho người hỏi có độ tin cậy và chính xác cao. Đó là khác biệt so với tra cứu thông tin trên Google chẳng hạn. Hiện nay, thông tin trả lại trên Google rất nhiều nhưng người dùng phải tự xác định xem có chính xác hay không, nghĩa là không có cơ chế kiểm chuẩn thông tin", ông Thắng khẳng định.
Kho ứng dụng do các doanh nghiệp và cá nhân phát triển trên nền tảng kho dữ liệu khổng lồ của Hệ tri thức Việt số hóa và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) để tạo ra các giá trị gia tăng đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dùng. “Hệ tri thức Việt số hóa sẽ cung cấp các công cụ, dịch vụ cũng như các giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép các doanh nghiệp khởi nghiệp khai thác dữ liệu được cung cấp tại các hợp phần khác để tạo ra các ứng dụng phục vụ cộng đồng”, ông Thắng giải thích.
Nói về cách thức cộng đồng có thể tham gia khai thác, sử dụng cũng như đóng góp cho Hệ tri thức Việt số hóa, ông Thắng cho hay hiện tại, người dân có thể tham gia với nhiều hình thức, từ nền tảng web, ứng dụng cho thiết bị di động cũng như qua tin nhắn điện thoại. Với nền tảng web, người dùng có thể truy cập tại địa chỉ https:itrithuc.vn. Người dùng cũng có thể tải các ứng dụng cho các thiết bị di động với các nền tảng khác nhau. Tin nhắn điện thoại hiện chỉ sử dụng đối với Ngân hàng hỏi đáp. Người dùng có thể nhắn tin tới đầu số 1001 để đặt câu hỏi miễn phí dù ở bất cứ đâu.
Theo ông Thắng, hiện tại người dùng đã có thể tham gia khai thác, sử dụng cũng như đóng góp xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa ở cả 4 hợp phần. Với hợp phần Dữ liệu mở, nhóm thực hiện khuyến khích người dùng, đặc biệt là các bộ, ngành, tổ chức đóng góp các dữ liệu công khai. Bên cạnh đó, người dùng cá nhân cũng có thể tham gia đăng tải bài viết theo các chủ đề cho hợp phần Hệ tri thức. Với hợp phần Ngân hàng hỏi đáp và Kho ứng dụng thì hiện nay đã có sự tham gia tích cực của nhiều cộng đồng.
Cũng theo ông Thắng, sau khi Hệ tri thức Việt số hóa được chính thức khởi động, đề án cũng sẽ có kế hoạch cụ thể để huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể tham gia đóng góp, xây dựng. Ông Thắng nói: “Mục tiêu của Hệ tri thức Việt số hóa là xây dựng một kho tri thức của thế giới và VN được tổ chức, lưu trữ một cách tiên tiến nhằm phục vụ cho việc khai thác sử dụng thông tin phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Đây là mục tiêu rất lớn và chúng ta mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, gieo mầm, do đó cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng và mọi người dân thì mới có thể xây dựng được Hệ tri thức Việt số hóa như mục tiêu đề ra”.
Kho ứng dụng do các doanh nghiệp và cá nhân phát triển trên nền tảng kho dữ liệu khổng lồ của Hệ tri thức Việt số hóa và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) để tạo ra các giá trị gia tăng đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dùng. “Hệ tri thức Việt số hóa sẽ cung cấp các công cụ, dịch vụ cũng như các giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép các doanh nghiệp khởi nghiệp khai thác dữ liệu được cung cấp tại các hợp phần khác để tạo ra các ứng dụng phục vụ cộng đồng”, ông Thắng giải thích.
Nói về cách thức cộng đồng có thể tham gia khai thác, sử dụng cũng như đóng góp cho Hệ tri thức Việt số hóa, ông Thắng cho hay hiện tại, người dân có thể tham gia với nhiều hình thức, từ nền tảng web, ứng dụng cho thiết bị di động cũng như qua tin nhắn điện thoại. Với nền tảng web, người dùng có thể truy cập tại địa chỉ https:itrithuc.vn. Người dùng cũng có thể tải các ứng dụng cho các thiết bị di động với các nền tảng khác nhau. Tin nhắn điện thoại hiện chỉ sử dụng đối với Ngân hàng hỏi đáp. Người dùng có thể nhắn tin tới đầu số 1001 để đặt câu hỏi miễn phí dù ở bất cứ đâu.
Theo ông Thắng, hiện tại người dùng đã có thể tham gia khai thác, sử dụng cũng như đóng góp xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa ở cả 4 hợp phần. Với hợp phần Dữ liệu mở, nhóm thực hiện khuyến khích người dùng, đặc biệt là các bộ, ngành, tổ chức đóng góp các dữ liệu công khai. Bên cạnh đó, người dùng cá nhân cũng có thể tham gia đăng tải bài viết theo các chủ đề cho hợp phần Hệ tri thức. Với hợp phần Ngân hàng hỏi đáp và Kho ứng dụng thì hiện nay đã có sự tham gia tích cực của nhiều cộng đồng.
Cũng theo ông Thắng, sau khi Hệ tri thức Việt số hóa được chính thức khởi động, đề án cũng sẽ có kế hoạch cụ thể để huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể tham gia đóng góp, xây dựng. Ông Thắng nói: “Mục tiêu của Hệ tri thức Việt số hóa là xây dựng một kho tri thức của thế giới và VN được tổ chức, lưu trữ một cách tiên tiến nhằm phục vụ cho việc khai thác sử dụng thông tin phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Đây là mục tiêu rất lớn và chúng ta mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, gieo mầm, do đó cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng và mọi người dân thì mới có thể xây dựng được Hệ tri thức Việt số hóa như mục tiêu đề ra”.
Bài viết cùng danh mục
25/03/2019
Đó là mong muốn của anh Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tại buổi tọa đàm “Cán bộ Đoàn nhớ lời Di chúc theo chân Bác” được tổ chức tại Hà Tĩnh.
26/02/2019
Truyền thông Triều Tiên tiếp tục đưa tin đậm nét về chuyến đi tới Việt Nam của Chủ tịch Kim Jong-un trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Nhạc thanh niên
Thư viện hình ảnh
Nghề nghiệp - việc làm