Thứ Sáu, 29/03/2024

Thôn Dương Lâm 1, X. Hòa Phong, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng

Liên hệ

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Thư viện tài liệu

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 5/2019

07/05/2019

Thực hiện tốt lời dạy của Bác, mỗi người chúng ta cần cố gắng, nỗ lực hết mình để chăm lo hạnh phúc của Nhân dân, ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện noi gương theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực sự là những người cán bộ, đảng viên chân chính, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của Nhân dân, như Di chúc của Bác Hồ kính yêu đã dạy.

CHUYÊN ĐỀ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2019)

Những bài học cảm động về tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Những bài học cảm động về tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Sinh thời, Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm; tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. Bác Hồ đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hàng ngày, để tiết kiệm thời gian, Bác dạy: “Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân... làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm... Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”.

Nhà ở của Bác chỉ là một ngôi nhà sàn gỗ lợp ngói, trên gác có hai phòng, mỗi phòng hơn 10m2 , vậy mà Bác đề nghị để đồng chí Phạm Văn Đồng sử dụng một phòng, để khỏi lãng phí. Một Tổng biên tập nước ngoài được Bác tiếp tại nơi đó đã kể lại: “Chúng tôi được dẫn vào tầng dưới ngôi nhà sàn của Bác Hồ. Chúng tôi đợi Người ở đấy. Tôi còn kịp lướt nhìn mọi thứ được xếp đặt trong phòng khách của Người. Gọi là phòng khách của vị Nguyên thủ quốc gia mà thật vô cùng giản dị, có lẽ không khác những gian nhà của nông dân Việt Nam mà tôi có dịp tới. Trong gian phòng này có lẽ chỉ có bộ bàn ghế mây được coi là nổi bật”.

Bữa ăn của Bác như bữa ăn của mọi nhà: Bát canh, quả cà, con cá kho, hoặc lát thịt kho. Bác luôn nghĩ đến người nghèo “lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo”.

Trong sinh hoạt đời thường, Bác Hồ còn chỉ thị cho những người phục vụ: Vá khăn mặt cho Bác, vá áo lót cho Bác, vá chiếu nằm cho Bác. Có lần, khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng. Bác cầm đôi tất xoay chỗ rách vào bên trong người Bác, rồi cười: Đấy có trông thấy rách nữa đâu...

Mùa đông, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm, mền bông xẹp xuống không ấm nữa. Nhưng không ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ mền bông đi, chỉ nghĩ đến việc thay vỏ ngoài. Vì dùng mãi vỏ áo đã đứt chỉ ở khuỷ tay và ở cổ. Bác bảo mạng nó lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai, đến khi nó rách lần 2, đồng chí phục vụ xin cho thay vỏ ngoài, Bác bảo: Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy, đừng bỏ cái phúc đó đi. Bác mặc bộ quần áo ka ki đã sờn cổ, sờn tay, xin được thay bộ khác, Bác bảo: “Nếu thi sang thì thua, thi tiết kiệm thì thắng”. Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, của dân không phải thay. Xưởng may X biếu Bác bộ quần áo ka ki mới; Bác nhận, nhưng rồi Bác lại gửi lại xưởng may để làm phần thưởng thi đua.

Bác tiết kiệm đến cái nhỏ như tờ giấy: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần”. Và Bác đã làm để mọi người bắt chước là hàng ngày các văn bản Bác đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Bác đều dùng lại phong bì của các nơi gửi tới đến 2, 3 lần. Làm được những việc nhỏ thì sẽ thành cái to như Bác đã chỉ rõ: “Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm... mà lợi cho dân rất nhiều”. Bác Hồ thường nói rằng: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng phải đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc Nhân dân còn khó khăn, một người nào đó muốn sống hưởng ăn ngon, mặc đẹp thì không có đạo đức”.

Những điều cụ thể trên đây về cuộc sống giản dị, tiết kiệm của Bác. Mọi người chúng ta đều hiểu sâu sắc rằng: Bác Hồ sống khắc khổ, tiết kiệm, thanh bạch trong đời sống, chỉ vì Bác toàn tâm, toàn ý đấu tranh cho cuộc sống của toàn dân. Đời sống vật chất càng giản dị thì càng phù hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất của Bác. Đó là cuộc sống thật sự văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng.

Thực hiện tốt lời dạy của Bác, mỗi người chúng ta cần cố gắng, nỗ lực hết mình để chăm lo hạnh phúc của Nhân dân, ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện noi gương theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực sự là những người cán bộ, đảng viên chân chính, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của Nhân dân, như Di chúc của Bác Hồ kính yêu đã dạy.

     Nguồn: Trang tin điện tử Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

THEO DÒNG LỊCH SỬ - NGÀY NÀY NĂM ẤY

- Ngày 01/5/1886: Ngày Quốc tế Lao động.

- Ngày 07/5/1954: Kỷ niệm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Ngày 09/5/1945: Kỷ niệm Ngày Chiến thắng chủ nghĩa Phát-xít.

- Ngày 15/5/1941: Kỷ niệm Ngày Thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Ngày 19/5/1890: Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Ngày 19/5/1941: Kỷ niệm Ngày thành lập mặt trận Việt Minh.

07/5/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng rừng núi phía Bắc. Đây là một căn cứ quân sự rất thuận lợi. Thực dân Pháp đã lấy căn cứ này chiến lược cơ động.

Trong chiến dịch Thu Đông năm 1953 – 1954, lực lượng địch tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bao gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi đội không quân thường trực 14 chiếc. Số quân lính địch là 16.200 tên, chúng bố trí 49 cứ điểm thành 8 cụm, mỗi cụm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. 8 cụm cứ điểm chia làm 3 phân khu, phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lương ở ngay giữa Mườn Thanh. Sau 5 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt gọn 2 cứ điểm kiên cố vào bậc nhất là Him Lam va Độc Lập, sau đó làm tan rã thêm 1 tiểu đoàn địch và tiêu diệt tiểu đoàn Bản Kéo, ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, 26 máy bay bị phá huỷ, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh.

17h30’ ngày 30/4/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2. Cuộc chiến trên đồi A1 diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Hai bên giằng co từng tất đất. Đến ngày 4/4 mỗi bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1.

Đánh vào khu Đông ta diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các cao điểm. Quân đội viễn chinh Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ chi viện cho thực dân Pháp gần 100 máy bay oanh tạc chiến đấu và gần 50 máy bay vận tải đồng thời tổ chức diễn tập “đổ bộ ào ạt vào Đông Dương”.

Đêm 01/5/1954 ta mở đợt tấn công thứ 3, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đêm 03/5/1954, bộ đội ta chỉ cách sở chỉ huy của địch 300m.

17h30’ ngày 07/5/1954 , những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị 5 bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng.

Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. “Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (Lê Duẩn).

Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Từ năm 1925, sau khi sáng lập ra Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội - tiền thân của Đảng, Bác Hồ đã chỉ thị về nước, lựa chọn một số thanh niên ưu tú đưa ra nước ngoài đào tạo. Trong số 8 thanh thiếu niên lúc đó được Bác Hồ đích thân dạy dỗ có Lý Tự Trọng. Sau này anh đã hi sinh vì sự nghiệp cách mạng. Khi sáng lập ra tổ chức Đoàn, Đảng đã giao trách nhiệm lịch sử cho Đoàn trực tiếp phụ trách chỉ đạo các tổ chức thiếu niên, nhi đồng.

Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Đông Dương lần I (Tháng 01/1935) ghi rõ: “Đoàn phụ trách tổ chức Hồng nhi đoàn, chỗ nào có chi bộ, Đoàn phải lập ra Hồng nhi đoàn, những đoàn viên dưới 16 tuổi nhất luận phải đưa qua Hồng nhi đoàn”.

Ngày 08/02/1941 sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941 hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 8 đã họp và ra nghị quyết quan trọng đến vận mệnh nước nhà. Hội nghị đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh bao gồm nhiều tổ chức yêu nước.

Ngày 15/5/1942, theo chỉ đạo của Đảng, tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền Phong và Đội Nhi Đồng cứu quốc đã được thành lập tại vùng Pắc Pó (Cao Bằng) do Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc (nay là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh) trực tiếp phụ trách. Ngày 15/5/1941 đã được ban chấp hành Trung Ương Đảng đồng ý lấy ngày chính thức thành lập Đội.

Từ ngày thành lập đến nay, Đội đã qua nhiều lần đổi tên. Sự kiện đổi tên có ý nghĩa nhất là sau khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh qua đời, thiếu nhi cả nước, ban chấp hành Trung Ương Đảng trong phiên họp ngày 30/1/1970 đã cho phép Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên được mang tên Bác. 19/5/1890:

Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

 Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh khác (19/5/1890 - 02/9/1969), là lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt 6 Nam, anh hùng giải phóng dân tộc; người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ 20; danh nhân văn hoá thế giới. Quê Người ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên trong thời kì phong trào cứu nước sôi nổi và học trường Quốc học Huế, rồi làm giáo viên tiểu học.

Tháng 6/1911, Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp tàu buôn đô đốc Latusơ Tơrêvin (Latouche Tréville) của Pháp, rời Việt Nam tìm đường cứu nước, qua Pháp, Hoa Kì, Anh; cuối 1917, trở lại Pháp; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919). Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, với tên Nguyễn Ái Quốc, gửi đến Hội nghị Vecxay (Versailles) bản Yêu sách đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam (1919). Năm 1920, tại Đại hội Tua (Tours) của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Tham gia thành lập Hội Liên hiệp Thuộc địa (1921); xuất bản báo “Le Paria” “Người cùng khổ” ở Pháp (1922). Năm 1923, được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản; cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Năm 1925, tại Trung Quốc, tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức; thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu với tổ chức nòng cốt là Cộng sản đoàn, đào tạo cán bộ và truyền bá chủ nghĩa Mac - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), báo “Thanh niên” (1926), “Đường kách mệnh”(1927).

Đầu 1930, chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định chính cương, điều lệ, sách lược vắn tắt của Đảng. Tháng 6.1931, bị đế quốc Anh bắt giam tại Hồng Kông (Hong Kong), được trả lại tự do (1933). Mùa xuân 1934, sang Liên Xô, vào học Trường Đại học Lênin, rồi làm nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu các vấn đề Dân tộc và Thuộc địa của Quốc tế Cộng sản tại Matxcơva. Năm 1935, tham gia Đại hội VII Quốc tế cộng sản với tư cách đại biểu tư vấn. Tháng 9.1938, rời Viện Nghiên cứu các vấn đề Dân tộc và Thuộc địa để về nước.

Ngày 28/1/1941, Hồ Chí Minh về Cao Bằng; chủ trì Hội nghị VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) - hội nghị quyết định đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam, thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (tức Mặt trận Việt Minh). Năm 1942, bị chính quyền của Tưởng Giới Thạch bắt giam ở nhiều nhà tù của tỉnh Quảng Tây; trong hoàn cảnh đó, Hồ Chí Minh đã viết tập thơ “Nhật kí trong tù”. Lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (12/1944), xây dựng căn cứ địa Việt Bắc. Chủ trì Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 – 15/8/1945) và 7 Đại hội Quốc dân Tân Trào (16 – 17/8/1945) tại Sơn Dương, Tuyên Quang, quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước; được Đại hội Quốc dân bầu làm chủ tịch Uỷ ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà).

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Đại biểu Quốc hội khoá I, II, III và được Quốc hội liên tục bầu làm chủ tịch nước (3/1946 – 9/1969). Từ 2/1951 đến 9/1969, chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khoá II, III).

Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, Kháng chiến chống Mĩ cứu nước và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các tác phẩm, các bài viết được in thành bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” (gồm 12 tập). Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.

Cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương chói lọi về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, lòng yêu dân thắm thiết, gắn bó với nhân dân; về tinh thần đoàn kết, về đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là một vĩ nhân được UNESCO phong danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn”. Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là “Thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc. Đó là kỉ nguyên độc lập tự do của Tổ quốc, kỉ nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân 8 tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” (Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng). Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc ta./.

Nguồn: lichsuvietnam.vn

SỔ TAY NGHIỆP VỤ

Trong tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 5/2018, chúng tôi xin gửi đến các bạn đoàn viên thanh niên một số kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể, cụ thể như sau:

Ca hát

Trong sinh hoạt của các phong trào thanh thiếu niên, ca hát là một hoạt động chủ lực không thể thiếu, vì nó nói lên được sức mạnh, sự đoàn kết, vui tươi và trẻ trung của đoàn thể đó.

Ca hát là giáo dục bằng truyền cảm, là bộc lộ tâm tình của mình bằng ngôn ngữ của âm thanh và nhịp điệu. Nó biểu dương ý chí và tình đồng đội, giải tỏa những buồn chán, ức chế, làm hưng phấn tinh thần, giãi bày tâm trạng của cá nhân hay tập thể, đem lại bầu khí vui tươi trong sinh hoạt...

Vì ca nhạc mang tính đa diện như hùng tráng, bi thương, vui vẻ, trầm buồn, kích động... tùy theo bài hát cũng như tâm trạng người hát và người nghe. Cho nên chỉ cần nghe một cá nhân hay tập thể hát lên một vài bài hát, thì chúng ta cũng có thể đánh giá được tâm trạng và "trình độ" sinh hoạt của cá nhân hay tập thể đó. Vì vậy, muốn hát cho đúng, cho hay và cho hợp với hoàn cảnh, tuổi tác... chúng tôi xin đưa ra một số nguyên tắc cơ bản sau đây, giúp cho các bạn thành công trong việc dạy hát và học hát

1. Chọn bài hát:

- Chọn những bài thích hợp với lứa tuổi. Thiếu niên thì chọn những bài hát ngắn, vui tươi, hồn nhiên, dễ hát, dễ thuộc.... Thanh niên thì chọn những hùng ca, dân ca, những bài mang tính yêu nước, ca ngợi các chiến công tiền nhân, anh hùng dân tộc...

- Chọn những bài hát hợp với hoàn cảnh như: vui tươi, khích động tinh thần (khi buồn ngủ, mệt mỏi...), buồn rầu, nuối tiếc (khi chia tay...) và các hình thức sinh hoạt tập thể khác. –

Không chọn những bài tình cảm ủy mị, ướt át, rên rỉ... những bài hát quảng cáo, kích động bạo lực, xuyên tạc... những bài hát mang tính phi giáo dục như chế giễu người tàn tật, già nua, nghèo khổ...

2. Sắp xếp đội hình:

Thường thì chúng ta sinh hoạt ngoài trời, cho nên phải chọn đội hình vòng cung hay vòng tròn. Cho các đoàn sinh ngồi sát nhau để tiếng hát đỡ bị loãng. Người hướng dẫn đứng ở giữa hay ở vị trí nào mà mọi người có thể nghe và thấy mình rõ ràng.

Sắp xếp cho những em tinh nghịch hay hiếu động ngồi xa nhau.

3. Chuẩn bị tập hát:

- Nếu là bài hát dài thì nên in sẵn để phát hay cho ghi chép. Nếu ngắn thì tập thuộc lòng.

- Cho một băng reo hay một động tác thư giãn trước khi tập.

- Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao. `

4. Tập hát:

- Người hướng dẫn hát thử bài hát một vài lần thật đúng nhịp điệu và rõ ràng.

- Ngắt ra từng đoạn ngắn và tập từng câu. Mỗi câu tập 3-4 lần cho thuộc rồi mới sang câu khác.

- Từ câu thứ hai trở đi, mỗi khi tập xong một câu thì hát lại từ câu đầu cho bài hát được liên tục.

- Để ý nghe chỗ nào sai thì sửa ngay, vì khi quen rồi thì rất khó sửa, khi nào hát đúng mới sang câu khác.

- Khi đã tập hết bài thì phân nhịp bằng cách cho vỗ tay.

- Tập xong nên chia ra từng nhóm nhỏ để kiểm tra.

- Nhắc người học hát nên học thuộc lòng, đừng nhìn vào giấy.

- Yêu cầu hát lớn và mạnh dạn để tạo bầu không khí.

Sự khéo léo của người hướng dẫn

- Kiên nhẫn, tập kỹ từ đầu để ai cũng có thể hát được.

- Đừng tập quá nhanh, lướt qua những câu chưa thuộc.

- Luôn luôn khuyến khích mà không chế diễu người hát kém hay có chất giọng "đặc biệt".

Ca múa tập thể

Ca múa là một trong những sinh hoạt ưa thích của thanh thiếu niên, nó vừa giải trí, vừa vận động, vừa là một phương tiện giáo dục rất hiệu quả.

Ca múa là hình thức bộc lộ tình cảm bằng những cử chỉ và điệu bộ một cách có nghệ thuật, cho nên điệu múa phải đi đôi với lời ca, bổ túc cho nhau, làm nổi bật ý tưởng của lời ca. Phải rập ràng, linh động, uyển chuyển, nhịp nhàng theo tiết tấu nhịp điệu của bài ca.

Ở đây, chúng tôi không đề cập tới các vũ đoàn chuyên nghiệp, các vũ công nghiệp dư, mà nói đến Ca Múa tập thể nghĩa là những điệu múa mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện được. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt, chúng ta cần giữ những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Nguyên tắc sáng tác các điệu múa tập thể:

- Biết tiết điệu của bài hát

- Cử điệu đơn giản, dễ dàng nhưng không đơn điệu. Tự nhiên mà không cầu kỳ hay quái dị.

 - Động tác phải đi đôi với lời ca.

- Chú ý từng cử điệu của đầu cổ, mình, tay chân, bàn chân, ngón tay, ngón chân... làm sao cho nhịp nhàng.

- Có đi có về, tiến bao nhiêu bước thì lùi bấy nhiêu bước.

Làm thế nào để khi kết thúc mọi người lại ở vị trí lúc bắt đầu.

Nguyên tắc tập múa:

- Tập thật thuộc bài hát và hát đúng nhịp, đúng tiết điệu.

- Người hướng dẫn phải thuộc kỹ điệu múa, không ngập ngừng (có thể tập trước ở nhà nhiều lần).

- Nhắc các trại sinh những chỗ khó.

- Tập kỹ những động tác của từng câu, từng đoạn, sửa ngay nếu thấy sai.

- Như cách tập hát, sau mỗi đoạn chúng ta nên quay lại từ đầu để cho bài múa được liền lạc.

- Thoải mái và tự nhiên trong các động tác.

Để cho khỏi quên, thỉnh thoảng chúng ta phải ôn lại.

Biểu diễn

Thường thì "Ca múa tập thể" không phải là một tiết mục biểu diễn mà chỉ để cùng nhau vui chơi sinh hoạt, nhưng nếu cần (thí dụ trong buổi lửa trại), chúng ta cũng có thể biến nó thành một tiết mục văn nghệ hấp dẫn sinh động mà không phải đầu tư nhiều (vì đã thuộc). Muốn như vậy, khi trình diễn các bạn nhớ:

- Gương mặt phải vui tươi, tay chân uyển chuyển, thỉnh thoảng mỉm cười đúng chỗ.

- Đồng bộ, rập ràng (nương theo người đầu đàn, chờ nhau), nhưng không liếc ngó trắng trợn.

- Đặt mình vào khung cảnh, nhập vai, lột tả được ý nghĩa của bài múa.

- Đặt mình vào khung cảnh, nhập vai, lột tả được ý nghĩa của bài múa.

Những bài hát và ca múa thông dụng trong sinh hoạt:

Bài hát Nhảy lửa

Vũ điệu:

Đứng vòng tròn, hai tay trên hông.

A. Bước theo nhịp và đi vào trong 7 bước (chân phải trước) tới chữ "chất" đá cao chân.

B. Bước theo nhịp lui ra (trở về vị trí cũ)

C. Như đoạn (A) tới chữ "tách" đá cao chân phải

D. Như đoạn (B)

E. Nắm tay nhau chạy sang phải (hơi rùn chân, dậm theo nhịp)

F. Nắm tay nhau chạy sang trái (hơi rùn chân, dậm theo nhịp)

G. Nắm tay đi vào giữa, tới chữ "ca hát" thì tay giơ cao

H. Lui ra, lưng khom, tay quạt vòng theo nhịp

Trò chơi

Trò chơi là gì ?

- Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người.

- Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em.

- Trò chơi là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi, giúp họ hăng hái, thư giãn, vui vẻ, trẻ tính...

Mục đích của trò chơi

Nhiều người trong chúng ta còn chưa đánh giá đúng mức sự ích lợi của trò chơi trong việc giáo dục thanh thiếu niên. Đôi khi họ còn cho rằng đó là một thứ công việc vô bổ, mất thời giờ... quan niệm đó hoàn toàn sai lầm.

Với người lớn, trò chơi là giải trí, thư giãn, giúp cho đầu óc bớt căng thẳng sau những giờ làm việc mệt nhọc. Với trẻ em, ngoài sự giải trí, trò chơi còn là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển Trí,

Nhạc thanh niên
Thư viện hình ảnh