Chur Nhật, 08/12/2024

Thôn Dương Lâm 1, X. Hòa Phong, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng

Liên hệ

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT

Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Những đề xuất có lợi cho người lao động

02/11/2022

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) mới nhất có nhiều đề xuất có lợi cho người lao động, đơn cử như sau:

1. Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

Căn cứ quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các chế độ ốm đau, thai sản chỉ được áp dụng với các đối tượng người lao động sau đây:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Tuy nhiên, đối tượng người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội(sửa đổi) đã đề xuất quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc như các đối tượng khác, trong đó có các chế độ về ốm đau, thai sản.

Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Những đề xuất có lợi cho người lao động

Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Những đề xuất có lợi cho người lao động (Hình từ internet)

2. Bổ sung chế độ trợ cấp thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng các chế độ hưu trí và tử tuất; không được hưởng các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội(sửa đổi) đã đề xuất quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì được hưởng trợ cấp bằng 2.000.000 đồng cho một con mới sinh.

Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp thai sản theo đề xuất nêu trên.

Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được hưởng chế độ theo đề xuất nêu trên.

3. Giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm

Căn cứ quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) thì để được hưởng lương hưu, người lao động cần đáp ứng được 2 điều kiện về độ tuổi và số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó, yêu cầu người lao động phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì mới đáp ứng được điều kiền về số năm đóng bảo hiểm xã hội để được giải quyết hưởng lương hưu.

Tại Điều 71 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hàng tháng thay vì 20 năm như quy định hiện nay.

4. Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội

Chế độ trợ cấp hưu trí xã hội là chế độ hoàn toàn mới được đề xuất tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Theo đó, đề xuất đối tượng áp dụng trợ cấp hưu trí xã hội là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

Các chế độ trợ cấp hưu trí xã hội được đề xuất bao gồm:

(1) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng: Đối tượng quy định tại Điều 27 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được hưởng mức trợ cấp bằng 500.000 đồng/người/tháng.

(2) Bảo hiểm y tế: Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

(3) Trợ cấp mai táng:

- Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng;

- Mức trợ cấp mai táng bằng 10.000.000 đồng.

5. Thêm đối tượng được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất về đối tượng được trợ cấp 1 lần khi sinh con như sau:

- Lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 55 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì được trợ cấp một lần khi sinh con.

Trường hợp lao động nữ sinh con nhưng chỉ có cha đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì cha được trợ cấp một lần.

- Lao động nữ mang thai hộ đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 55 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì được trợ cấp một lần khi sinh con.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện thì người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con được trợ cấp một lần.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm lao động nữ mang thai hộ sinh con được trợ cấp một lần.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định thì người chồng của lao động nữ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm lao động nữ mang thai hộ sinh con được trợ cấp một lần (Hiện hành không có quy định này).

6. Đề xuất mới về thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nam

Theo Khoản 2 Điều 58 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

- Tối đa 05 ngày làm việc (hiện hành quy định cứng là 05 ngày làm việc).

- Tối đa 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi (hiện hành quy định cứng là 07 ngày làm việc).

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ tối đa 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc (hiện hành quy định cứng là 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc).

- Trường hợp vợ sinh đôi mà phải phẫu thuật thì được nghỉ tối đa 14 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc (hiện hành quy định trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc).

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 60 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con; trường hợp người lao động nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng phải trong khoảng thời gian 60 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định (hiện hành quy định trong khoảng thời gian 30 ngày).

Bài viết cùng danh mục
Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển hợp tác xã
29/10/2023
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hợp tác xã 2023 (gọi tắt là dự thảo Nghị định).
Đổi mới chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức để phòng chống tham nhũng
18/10/2023
Ngày 11/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP về Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2023.
Không kiểm điểm đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng
11/10/2023
Ngày 04/10/2023, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định 124-QĐ/TW về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Giải đáp 06 vướng mắc trong xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng
03/10/2023
Cho tôi hỏi Tòa án nhân dân tối cao có giải đáp vướng mắc trong xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nào không?
Nhạc thanh niên
Thư viện hình ảnh