Chur Nhật, 28/05/2023

Thôn Dương Lâm 1, X. Hòa Phong, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng

Liên hệ

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Theo dấu chân Bác

Nhớ lời Bác dạy: “Tôn trọng nhân dân và giữ gìn của công”

28/01/2019

Trong bài Huấn thị nhân dịp hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong II,  năm 1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết: “Phải biết trọng nhân dân. Tôn trọng có nhiều cách, không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa lễ phép mà đủ. Không được phung phí nhân lực vật lực của dân. Khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân.

Của công là do mồ hôi nước mắt của đồng bào góp lại. Bộ đội phải giữ gìn bảo vệ, không được hoang phí. Chiến lợi phẩm cũng là của công, của nhân dân, của quốc gia. Súng đạn, thuốc men, dụng cụ, lương thực là máu mủ của đồng bào. Chiến sĩ ta lại phải đổ máu mới lấy lại được. Phải biết thương tiếc, giữ gìn, bảo vệ. Không được phung phí hoặc chiếm làm của riêng cá nhân. Nhân dân ta rất tốt.

Chưa bao giờ có những đoàn phụ nữ Kinh, Mán, Thổ, Nùng… đi tiếp tế vận tải đông đảo như vậy. Khó nhọc, khổ sở, nguy hiểm mà vẫn hăng hái, vui vẻ, dũng cảm. Thật là đáng khâm phục. Được như vậy một phần là do đồng chí Ninh và cán bộ Liên khu đã làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, một phần thì do đồng bào yêu nước, hăng hái hy sinh”….

Tại Hội nghị huấn luyện toàn quốc tháng 5 năm 1950, Bác còn nói: “ Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn. Sau đây là câu chuyện học ở nhân dân rất hay của một nữ đồng chí Thái, quê ở Sơn La. Hồi đồng chí ấy mới 15, 16 tuổi thì các cán bộ cách mạng bảo cho làm công tác tuyên truyền, nhưng bảo sao thì nói vậy, chưa hiểu biết mấy.

Một năm sau, giặc chiếm Sơn La. Dân chúng và cán bộ chạy bạt sang Hòa Bình, bị đồng bào ở đó khinh miệt là sợ giặc nên quyết tâm trở về giành lại làng mạc. Trên đường về phải trải qua rất nhiều bước khó khăn, vất vả nhưng cán bộ vẫn một niềm thương yêu, đùm bọc nhau. Nhờ đó mà nhân dân với cán bộ khăng khít với nhau, cơ sở gây lại được, cán bộ sống hòa lẫn với dân, dần dần tổ chức lại việc sản xuất và chiến đấu.

Nữ đồng chí Thái năm nay mới hai mươi tuổi và cũng chưa được học hành gì mấy, nhưng đã kể câu chuyện trên một cách rành mạch và kết luận một cách rất mác-xít trong ba điểm:

Một là chúng cháu rất đoàn kết.

Hai là chúng cháu được dân yêu.

Ba là chúng cháu học được kinh nghiệm của dân.”

Thiết nghĩ lời dạy của Bác hơn 60 năm về trước cũng là bài học cho hôm nay và mai sau.

Bài viết cùng danh mục
Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc phát triển các môn thể thao truyền thống
05/04/2022
Thể thao truyền thống là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và có sức ảnh hưởng nhất định trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, gắn liền với cuộc sống lao...
Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
28/03/2022
Để thực hiện có hiệu quả và thực chất chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối...
Thế hệ trẻ phải luôn tự rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt
26/03/2022
Vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao cho mình....
Nguyễn Ái Quốc với tác phẩm “Lịch sử nước ta” - Những giá trị bất hủ
17/03/2022
Kỷ niệm 80 năm Bác Hồ viết tác phẩm "Lịch sử nước ta" là dịp để chúng ta ghi nhớ công ơn của Người đã dành cả cuộc đời cho độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, và cũng là dịp để chúng ta luôn...
Nhạc thanh niên
Thư viện hình ảnh