Theo dấu chân Bác
Chủ tịch nước: Không để trẻ em mồ côi nào bị lạc lõng, 'cô độc giữa dòng đời'
25/11/2021
Chiều tối 19/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ thân mật học sinh xuất sắc trong cuộc thi vẽ tranh và sáng tác văn học “Vì một Việt Nam tất thắng”, dành cho các bệnh nhi ung thư, bệnh hiểm nghèo, chất độc da cam, tàn tật, khuyết tật, tự kỷ và trẻ mồ côi.
Tại cuộc gặp mặt, câu chuyện của cô bé Nguyễn Thị Hoàng Oanh đã gây nhiều xúc động cho mọi người. Hoàng Oanh mồ côi ba mẹ từ nhỏ, đến năm 10 tuổi lại gặp tai nạn nghiêm trọng, bị mất một chân nhưng chưa bao giờ để mọi người thương hại mà luôn thể hiện sự mạnh mẽ như người bình thường.
3 năm trước, bất ngờ Oanh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Thủ tướng Chính phủ) gửi thư động viên. “Con không ngờ những khó khăn con đã trải qua suốt nhiều năm bác đều nhận thấy. Những tâm sự của con, cả ước mơ muốn trở thành bác sĩ của con bác cũng biết. Lá thư đã đồng hành cùng con 3 năm qua. Mỗi khi khó khăn, con đều mang thư ra đọc lại để có thêm động lực cố gắng”, cô bé kể.
Theo Hoàng Oanh, thời gian qua em đã nhận được nhiều sự động viên, hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức. Có điều kiện tốt hơn, em đã không còn phải đi bán vé số nữa để tập trung học hành, tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ.
Bày tỏ niềm vui khi gặp các cháu học sinh, sinh viên tài năng và dũng cảm, Chủ tịch nước nói: “Chính các em, trong nghịch cảnh của bản thân, đã vượt qua mọi khó khăn, tạo nên những tác phẩm đầy ý nghĩa nhân văn với cộng đồng, giúp khơi dậy, cổ vũ ý chí quật cường trong mỗi người Việt Nam để chúng ta cùng cố gắng, có niềm tin mạnh mẽ hơn để chiến thắng đại dịch”.
Tại cuộc gặp mặt, câu chuyện của cô bé Nguyễn Thị Hoàng Oanh đã gây nhiều xúc động cho mọi người. Hoàng Oanh mồ côi ba mẹ từ nhỏ, đến năm 10 tuổi lại gặp tai nạn nghiêm trọng, bị mất một chân nhưng chưa bao giờ để mọi người thương hại mà luôn thể hiện sự mạnh mẽ như người bình thường.
3 năm trước, bất ngờ Oanh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Thủ tướng Chính phủ) gửi thư động viên. “Con không ngờ những khó khăn con đã trải qua suốt nhiều năm bác đều nhận thấy. Những tâm sự của con, cả ước mơ muốn trở thành bác sĩ của con bác cũng biết. Lá thư đã đồng hành cùng con 3 năm qua. Mỗi khi khó khăn, con đều mang thư ra đọc lại để có thêm động lực cố gắng”, cô bé kể.
Theo Hoàng Oanh, thời gian qua em đã nhận được nhiều sự động viên, hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức. Có điều kiện tốt hơn, em đã không còn phải đi bán vé số nữa để tập trung học hành, tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ.
Bày tỏ niềm vui khi gặp các cháu học sinh, sinh viên tài năng và dũng cảm, Chủ tịch nước nói: “Chính các em, trong nghịch cảnh của bản thân, đã vượt qua mọi khó khăn, tạo nên những tác phẩm đầy ý nghĩa nhân văn với cộng đồng, giúp khơi dậy, cổ vũ ý chí quật cường trong mỗi người Việt Nam để chúng ta cùng cố gắng, có niềm tin mạnh mẽ hơn để chiến thắng đại dịch”.
Theo Chủ tịch nước, câu chuyện của mỗi cháu không chỉ là bài học cho trẻ em mà còn có ý nghĩa lớn lao với chính những người lớn, bài học cần tiếp tục được vun xới về ý chí, nghị lực, về ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ.
Nhấn mạnh tinh thần, “không để ai bị bỏ lại phía sau, không để trẻ em mồ côi, khó khăn nào bị lạc lõng, cô độc giữa dòng đời”, Chủ tịch nước lưu ý lãnh đạo các bộ, ngành có mặt, tham dự sự kiện về việc bảo vệ, chăm lo tốt hơn cho trẻ em, nhất là trẻ yếu thế, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để tất cả các em đều có được môi trường thuận lợi, tốt đẹp hơn trong quá trình trưởng thành.
“Các em thiệt thòi nhiều nhưng bên trong những cơ thể mang bệnh, mang nỗi đau, tổn thương tinh thần to lớn là những tài năng, trí tuệ không thể bị bỏ rơi trên đường đời”, Chủ tịch nước nói, đồng thời yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ,TB&XH cùng phối hợp nghiên cứu mở rộng hơn nữa chính sách hỗ trợ, chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
TPO
Nhấn mạnh tinh thần, “không để ai bị bỏ lại phía sau, không để trẻ em mồ côi, khó khăn nào bị lạc lõng, cô độc giữa dòng đời”, Chủ tịch nước lưu ý lãnh đạo các bộ, ngành có mặt, tham dự sự kiện về việc bảo vệ, chăm lo tốt hơn cho trẻ em, nhất là trẻ yếu thế, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để tất cả các em đều có được môi trường thuận lợi, tốt đẹp hơn trong quá trình trưởng thành.
“Các em thiệt thòi nhiều nhưng bên trong những cơ thể mang bệnh, mang nỗi đau, tổn thương tinh thần to lớn là những tài năng, trí tuệ không thể bị bỏ rơi trên đường đời”, Chủ tịch nước nói, đồng thời yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ,TB&XH cùng phối hợp nghiên cứu mở rộng hơn nữa chính sách hỗ trợ, chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
TPO
Bài viết cùng danh mục
29/10/2023
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hợp tác xã 2023 (gọi tắt là dự thảo Nghị định).
18/10/2023
Ngày 11/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP về Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2023.
17/10/2023
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc tới trường của các em học sinh miền Bắc trước năm 1975. Những chiếc mũ mà các em đội trên đầu được làm bằng rơm khô đan dày và chặt và thường có nhiều tầng lớp... Những...
11/10/2023
Ngày 04/10/2023, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định 124-QĐ/TW về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Tin mới nhất
Nhạc thanh niên
Thư viện hình ảnh
Nghề nghiệp - việc làm