Thứ Hai, 06/05/2024

Thôn Dương Lâm 1, X. Hòa Phong, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng

Liên hệ

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT

5 nhóm điểm mới trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

15/11/2022

(Chinhphu.vn) - Chiều 14/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với 465/474 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,37% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Trước đó, trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 56 điều, bỏ 3 điều, bổ sung 3 điều.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật có 5 nhóm điểm mới.

Thứ nhất, với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm, sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình; sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng được áp dụng tương tự; bổ sung quy định để tăng tính khả thi áp dụng Luật đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam. 

Thứ hai, thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình chủ động, trong "phòng" có "chống", trong "chống" có "phòng". 

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 

Thứ tư, khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho phòng, chống bạo lực gia đình để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. 

Thứ năm, sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Về bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình (Chương III), Chủ nhiệm Ủy ban xã hội cho biết, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Điều 24 quy định cơ quan công an xã có quyền yêu cầu người gây bạo lực gia đình đến trụ sở để làm rõ hành vi bạo lực gia đình; trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình không đến thì công an xã có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định pháp luật để đưa người được yêu cầu đến trụ sở.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc việc quy định thời gian người có hành vi bạo lực gia đình làm việc tại trụ sở Công an xã và đề nghị làm rõ trình tự, thủ tục, biện pháp bảo đảm thực hiện.

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội và cơ quan có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Cơ quan  soạn thảo, Ủy ban Pháp luật, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật có liên quan và đã thống nhất việc tiếp thu, chỉnh lý Điều 24 theo hướng: Quy định rõ căn cứ và trường hợp Trưởng Công an xã yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã để làm rõ thông tin, giải quyết vụ việc; bỏ quy định về thời gian người bị bạo lực gia đình làm việc tại trụ sở Công an xã; quy định về trình tự, thủ tục đưa người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nếu họ không đến như thể hiện tại Điều 24 dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cũng nêu rõ, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị chỉnh sửa khoản 3 Điều 33 theo hướng Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc bạo lực gia đình quyết định và giao cho đại diện cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình sinh sống tổ chức cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, để bảo đảm tính khả thi của quy định pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao Chủ tịch UBND cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định, tổ chức việc thực hiện công việc phục vụ cộng đồng. Đồng thời, khoản 4 và khoản 5 Điều 32 cũng được chỉnh lý tương tự./.

Bài viết cùng danh mục
Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển hợp tác xã
29/10/2023
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hợp tác xã 2023 (gọi tắt là dự thảo Nghị định).
Đổi mới chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức để phòng chống tham nhũng
18/10/2023
Ngày 11/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP về Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2023.
Không kiểm điểm đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng
11/10/2023
Ngày 04/10/2023, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định 124-QĐ/TW về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Giải đáp 06 vướng mắc trong xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng
03/10/2023
Cho tôi hỏi Tòa án nhân dân tối cao có giải đáp vướng mắc trong xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nào không?
Nhạc thanh niên
Thư viện hình ảnh