Theo dấu chân Bác
Khi báo cáo viên là... phó chủ tịch Mặt trận
29/05/2021
Tự nhận là người có “máu phong trào”, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hòa Vang Lê Duy Cửu thích về cơ sở để tuyên truyền các nội dung như: “Thành phố 4 an”, “Chương trình 5 không 3 có”, nhất là nội dung các phong trào do Mặt trận phát động.
Về nhiệm vụ chuyên môn ở Mặt trận huyện, ông Cửu được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, đồng thời là báo cáo viên pháp luật của huyện. Ông thường xuống cơ sở, nhất là địa bàn các thôn, tích cực tham gia các buổi báo cáo tuyên truyền tại địa bàn dân cư.
Thực tế cho thấy, tập hợp được người dân đến nghe tuyên truyền rất khó. Nhiều lúc dân có đến nhưng không lắng nghe báo cáo viên mà quay sang nói chuyện riêng với nhau. Thôi thì đủ chuyện trên trời dưới đất, hết chuyện mùa màng, cá mú lại bắt sang chuyện con cái học hành,... Theo ông Cửu, muốn dân “uống” từng lời nói của mình, báo cáo viên ngoài khả năng “chuyên môn” còn phải biết “đắc nhân tâm”, nghĩa là tìm hiểu xem dân nơi đó cần gì, mong muốn điều gì. Thêm nữa, báo cáo viên phải có phương pháp tuyên truyền, có hình ảnh minh họa như giáo cụ trực quan của giáo viên đứng lớp, chứ giờ mà “nói chay” thì khó mà tập hợp được dân.
Với ông, gần như 113 thôn trên địa bàn 11 xã thuộc huyện Hòa Vang là phải có 113 bài tuyên truyền khác nhau. Tùy thực tế địa phương, thôn này cần nhấn mạnh cái gì, thôn kia cần khắc phục điều chi...
Mỗi buổi nói chuyện, theo ông Cửu, chỉ nên gói ghém trong tầm 1 tiếng đồng hồ, không nên kéo dài, sẽ bị phản tuyên truyền. Để phần tuyên truyền của mình thêm lôi cuốn và độc đáo, ông dùng ứng dụng PowerPoint trình chiếu các trang minh họa (slide) với nhiều hình ảnh sinh động. Về nơi nào thì ông cập nhật thêm hình ảnh thực tế đang diễn ra địa phương đó. Có thể là các mô hình hay như: Trồng chuối lấy lá, Phân loại rác thải, Thùng rác văn minh,... Thậm chí, nếu bắt gặp các hình ảnh chưa đẹp, như đống rác đầu làng chẳng hạn, thì ông ghi hình, tối đó đưa lên slide thành chuyện “thời sự” của thôn nên có sức lan tỏa rất nhanh. Người dân xem hình ảnh chưa đẹp ngay tại nơi mình sinh sống, sáng hôm sau sẽ tức tốc hè nhau “sửa sai”.
Một chiều nọ, ông đi ngang ruộng thấy dân đốt rạ khói bay mù mịt, tối đưa hình lên, thêm mấy câu bình luận nữa là hiệu quả gấp bội: Khói mù mịt đã dễ dẫn đến mất an toàn giao thông, lại ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Tốt nhất là nên đưa rơm về nhà, làm giá thể trồng nấm... Hiệu quả đến rất nhanh, từ đó nông dân hạn chế việc đốt rơm tại đồng.
Năm 2017, huyện Hòa Vang triển khai “Năm Nông nghiệp, kỷ cương hành chính và Thành phố 4 an”. Ông Cửu dành ra 3 tháng đi khắp 63 thôn để nói chuyện về an toàn vệ sinh thực phẩm, một trong những đề tài hấp dẫn của “Thành phố 4 an”.
An toàn vệ sinh thực phẩm là nội dung “không hề cũ” đối với đời sống người dân nông thôn. Hòa Phú và Hòa Châu là hai xã đi đầu, chủ động mời ông về địa phương tuyên truyền chuyên đề về nội dung này. Xã Hòa Phú có nhiều “chợ di động” trên ô-tô, xe máy đưa hàng từ các nơi lên bán, chủ yếu là lương thực thực phẩm, nếu người dân không biết chọn lọc khi mua về dùng sẽ dễ bị mất an toàn thực phẩm. Thêm nữa, một bộ phận người dân Hòa Phú là đồng bào Cơ-tu, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đến nay vẫn chưa được bà con quan tâm đúng mức để bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng.
Với ông, gần như 113 thôn trên địa bàn 11 xã thuộc huyện Hòa Vang là phải có 113 bài tuyên truyền khác nhau. Tùy thực tế địa phương, thôn này cần nhấn mạnh cái gì, thôn kia cần khắc phục điều chi...
Mỗi buổi nói chuyện, theo ông Cửu, chỉ nên gói ghém trong tầm 1 tiếng đồng hồ, không nên kéo dài, sẽ bị phản tuyên truyền. Để phần tuyên truyền của mình thêm lôi cuốn và độc đáo, ông dùng ứng dụng PowerPoint trình chiếu các trang minh họa (slide) với nhiều hình ảnh sinh động. Về nơi nào thì ông cập nhật thêm hình ảnh thực tế đang diễn ra địa phương đó. Có thể là các mô hình hay như: Trồng chuối lấy lá, Phân loại rác thải, Thùng rác văn minh,... Thậm chí, nếu bắt gặp các hình ảnh chưa đẹp, như đống rác đầu làng chẳng hạn, thì ông ghi hình, tối đó đưa lên slide thành chuyện “thời sự” của thôn nên có sức lan tỏa rất nhanh. Người dân xem hình ảnh chưa đẹp ngay tại nơi mình sinh sống, sáng hôm sau sẽ tức tốc hè nhau “sửa sai”.
Một chiều nọ, ông đi ngang ruộng thấy dân đốt rạ khói bay mù mịt, tối đưa hình lên, thêm mấy câu bình luận nữa là hiệu quả gấp bội: Khói mù mịt đã dễ dẫn đến mất an toàn giao thông, lại ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Tốt nhất là nên đưa rơm về nhà, làm giá thể trồng nấm... Hiệu quả đến rất nhanh, từ đó nông dân hạn chế việc đốt rơm tại đồng.
Năm 2017, huyện Hòa Vang triển khai “Năm Nông nghiệp, kỷ cương hành chính và Thành phố 4 an”. Ông Cửu dành ra 3 tháng đi khắp 63 thôn để nói chuyện về an toàn vệ sinh thực phẩm, một trong những đề tài hấp dẫn của “Thành phố 4 an”.
An toàn vệ sinh thực phẩm là nội dung “không hề cũ” đối với đời sống người dân nông thôn. Hòa Phú và Hòa Châu là hai xã đi đầu, chủ động mời ông về địa phương tuyên truyền chuyên đề về nội dung này. Xã Hòa Phú có nhiều “chợ di động” trên ô-tô, xe máy đưa hàng từ các nơi lên bán, chủ yếu là lương thực thực phẩm, nếu người dân không biết chọn lọc khi mua về dùng sẽ dễ bị mất an toàn thực phẩm. Thêm nữa, một bộ phận người dân Hòa Phú là đồng bào Cơ-tu, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đến nay vẫn chưa được bà con quan tâm đúng mức để bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng.
Gần đây, khi đại dịch Covid-19 đe dọa sự an nguy của cộng đồng, ông lại xuống cơ sở tuyên truyền về cách phòng, chống dịch. Đây là đề tài “nóng” nên được đông đảo cán bộ, người dân đến tham gia.
Với vai trò báo cáo viên pháp luật của huyện, cứ hè đến là ông truyên truyền lớp pháp luật cho giáo viên trên địa bàn huyện về nhiều nội dung như: Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Hình sự, Luật Biển Việt Nam,... “Họ là những người có trình độ, mình phải cải tiến phương pháp tuyên truyền. Phải nghiên cứu xem trong mỗi luật cần nhấn mạnh vào các điều gì để giáo viên nắm bắt chứ không nên nói kiểu “cào bằng” - ông Cửu chia sẻ.
Với Luật Biển Việt Nam, khi nói về chủ trương của Đảng và Nhà nước về chủ quyền biển đảo, ông minh họa bằng hình ảnh ngư dân ra khơi bám biển, những công trình của Đảng, Nhà nước và Nhân dân xây dựng nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Giáo viên nhiều người đã biết các câu chuyện về chủ quyền biển đảo, thậm chí một số người đã kể cho học sinh của mình, nên ông phải nghiên cứu tìm cách truyền đạt như thế nào đó để vẫn gây xúc động cho người nghe. Ví như câu chuyện bi tráng về 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì biển đảo Tổ quốc trong sự kiện tại Gạc Ma ngày 14-3-1988 đã được ghi vào sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”...
Do đặc thù công việc, ông được thường xuyên về cơ sở, tiếp cận với nhân dân để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, nhất là các chủ trương của thành phố, của huyện trong công tác xây dựng Nông thôn mới, trong quy hoạch và giải tỏa đền bù. Đồng thời, cũng qua đây, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia giám sát, nhất là giám sát đầu tư của cộng đồng, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Nhìn lại bản thân trong 5 năm qua, ông Cửu nhận thấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là việc làm rất cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên và tất cả mọi người. Học Bác ở phong cách làm việc, ông đã tổng hợp được nhiều ý kiến thể hiện tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn, vướng mắc của nhân dân để kiến nghị các cấp ngành kịp thời giải quyết, góp phần tạo đồng thuận xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Chính quyền.
Trong 5 năm qua, ông Lê Duy Cửu đã trực tiếp tuyên truyền 217 buổi tại các thôn/xã cho hơn 7.200 lượt người tham dự. Qua đó góp phần tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, ông đã phối hợp triển khai xây dựng điểm 6 mô hình mới: “Khu dân cư thân thiện môi trường” tại thôn Tây An (xã Hòa Châu), thôn Hòa Trung (xã Hòa Ninh), thôn Bồ Bản (xã Hòa Phong); “Khu dân cư phòng, chống tội phạm” tại thôn Tùng Sơn (xã Hòa Sơn); “Khu dân cư đảm bảo An toàn giao thông” ở thôn Giáng Nam 2 (xã Hòa Phước) và thôn Gò Hà (xã Hòa Khương).
Lê Hoàng
Với vai trò báo cáo viên pháp luật của huyện, cứ hè đến là ông truyên truyền lớp pháp luật cho giáo viên trên địa bàn huyện về nhiều nội dung như: Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Hình sự, Luật Biển Việt Nam,... “Họ là những người có trình độ, mình phải cải tiến phương pháp tuyên truyền. Phải nghiên cứu xem trong mỗi luật cần nhấn mạnh vào các điều gì để giáo viên nắm bắt chứ không nên nói kiểu “cào bằng” - ông Cửu chia sẻ.
Với Luật Biển Việt Nam, khi nói về chủ trương của Đảng và Nhà nước về chủ quyền biển đảo, ông minh họa bằng hình ảnh ngư dân ra khơi bám biển, những công trình của Đảng, Nhà nước và Nhân dân xây dựng nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Giáo viên nhiều người đã biết các câu chuyện về chủ quyền biển đảo, thậm chí một số người đã kể cho học sinh của mình, nên ông phải nghiên cứu tìm cách truyền đạt như thế nào đó để vẫn gây xúc động cho người nghe. Ví như câu chuyện bi tráng về 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì biển đảo Tổ quốc trong sự kiện tại Gạc Ma ngày 14-3-1988 đã được ghi vào sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”...
Do đặc thù công việc, ông được thường xuyên về cơ sở, tiếp cận với nhân dân để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, nhất là các chủ trương của thành phố, của huyện trong công tác xây dựng Nông thôn mới, trong quy hoạch và giải tỏa đền bù. Đồng thời, cũng qua đây, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia giám sát, nhất là giám sát đầu tư của cộng đồng, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Nhìn lại bản thân trong 5 năm qua, ông Cửu nhận thấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là việc làm rất cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên và tất cả mọi người. Học Bác ở phong cách làm việc, ông đã tổng hợp được nhiều ý kiến thể hiện tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn, vướng mắc của nhân dân để kiến nghị các cấp ngành kịp thời giải quyết, góp phần tạo đồng thuận xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Chính quyền.
Trong 5 năm qua, ông Lê Duy Cửu đã trực tiếp tuyên truyền 217 buổi tại các thôn/xã cho hơn 7.200 lượt người tham dự. Qua đó góp phần tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, ông đã phối hợp triển khai xây dựng điểm 6 mô hình mới: “Khu dân cư thân thiện môi trường” tại thôn Tây An (xã Hòa Châu), thôn Hòa Trung (xã Hòa Ninh), thôn Bồ Bản (xã Hòa Phong); “Khu dân cư phòng, chống tội phạm” tại thôn Tùng Sơn (xã Hòa Sơn); “Khu dân cư đảm bảo An toàn giao thông” ở thôn Giáng Nam 2 (xã Hòa Phước) và thôn Gò Hà (xã Hòa Khương).
Lê Hoàng
Bài viết cùng danh mục
29/10/2023
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hợp tác xã 2023 (gọi tắt là dự thảo Nghị định).
18/10/2023
Ngày 11/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP về Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2023.
17/10/2023
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc tới trường của các em học sinh miền Bắc trước năm 1975. Những chiếc mũ mà các em đội trên đầu được làm bằng rơm khô đan dày và chặt và thường có nhiều tầng lớp... Những...
11/10/2023
Ngày 04/10/2023, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định 124-QĐ/TW về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Tin mới nhất
Nhạc thanh niên
Thư viện hình ảnh
Nghề nghiệp - việc làm